Ninh Thuận: HT. Thích Huệ Thông triển khai và phổ biến nội dung "Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII"

Nghe đọc bài:

PSO - Đáp lời thỉnh mời của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Thuận tại khoá Bồi dưỡng Trụ trì năm 2023 dành cho Tăng, Ni trụ trì trong tỉnh. Sáng ngày 29/11/2023 (nhằm ngày 17 tháng 10 năm Quý Mão), tại Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Thuận (chùa Sùng Ân - Tp. Phan Rang Tháp Chàm) chư Tôn đức Tăng Ni học viên đã được nghe Hòa thượng Thích Huệ Thông - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng Ban Pháp chế Trung ương triển khai và phổ biến về "Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VII".

Hòa thượng Thích Huệ Thông - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng Ban Pháp chế Trung ương

Tại buổi triển khai Hoà thượng đã phổ biến chi tiết những nội dung, các điều khoản được điều chỉnh bổ sung trong Hiến chương được tu chỉnh lần thứ VII. Đặc biệt, Hòa thượng tập trung diễn giải trong 2 chương: Chương VIII, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp cơ sở và Chương XII, Tài chính - Tài sản. 

Theo đó, Điều 55 trong chương VIII quy định Ban Quản trị cơ sở tự viện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

 

1. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật sự tại tự viện theo sự hướng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trên.

 

2. Xây dựng chương trình hoạt động hàng năm của tự viện theo nghị quyết, chương trình hoạt động của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp đề ra.

 

3. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại tại tự viện.

 

4. Quản lý và sử dụng con dấu Ban Quản trị cơ sở tự viện.

 

5. Mở tài khoản tự viện tại ngân hàng; Lập hệ thống sổ sách quản lý thu chi tiền công đức, tài trợ cho tự viện.

 

6. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các thành viên tại tự viện. Đối với những vấn đề không xử lý được, Ban Quản trị cơ sở tự viện đệ trình lên Ban Trị sự cấp huyện hướng dẫn giải quyết.

 

7. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế hoạt động của Ban Quản trị cơ sở tự viện.

 

8. Quản lý sinh hoạt của các đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử tại cơ sở tự viện. Báo cáo Ban Trị sự cấp huyện nơi đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử sinh hoạt và thực hiện đăng ký, hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật.

 

9. Có các quyền và nghĩa vụ khác của tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của pháp luật Nhà nước và của Giáo hội.

Hòa thượng Thích Huệ Thông triển khai và phổ biến về "Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VII".

CHƯƠNG XII: TÀI CHÍNH – TÀI SẢN

 

Điều 76. Tài chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có:

 

1. Niên liễm do các thành viên đóng góp.

 

2. Tài chính do các Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử; tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài công đức, hiến cúng.

 

3. Tài chính do Giáo hội tự tạo.

 

Điều 77. Tài sản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm động sản, bất động sản và các quyền tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

 

1. Giáo hội xây dựng, tạo mãi, hưởng thừa kế, tiếp nhận tặng cho, công đức, cúng dường, quyên góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

 

2. Các thành viên Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử thuộc các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, Hệ phái Phật giáo qua các thời kỳ xây dựng, tạo mãi, hưởng thừa kế, được Giáo hội bảo hộ và quản lý chung theo quy định của pháp luật.

 

3. Công trình tôn giáo, các tài sản hình thành và tài sản hình thành trong tương lai gắn với các dự án gắn liền với quyền sử dụng đất được giao cho mục đích tôn giáo do Giáo hội hoặc các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội đầu tư, tạo lập, phát triển, quản lý theo quy định của pháp luật.

 

4. Các tài sản khác được tạo lập hợp pháp bởi Giáo hội, các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội.

 

5. Giáo sản được giải quyết căn cứ theo quy định chung của pháp luật về tài sản.

 

Điều 78. Tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

 

1. Các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.

 

2. Tài sản hợp pháp do tổ chức, Cư sĩ, tín đồ Phật tử, cá nhân trong nước và nước ngoài tự nguyện tặng cho, công đức, cúng dường, quyên góp cho tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tài sản riêng của tổ chức tôn giáo trực thuộc và phải được tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý, sử dụng, định đoạt đúng mục đích, phù hợp với giáo lý, quy định của Giáo hội và pháp luật.

 

3. Các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nghĩa vụ đóng góp tài sản cho hoạt động chung của Giáo hội theo quy định của Giáo hội là Hội đồng Trị sự.

 

Điều 79. Tài sản của thành viên Giáo hội:

 

1. Thành viên Giáo hội có quyền sở hữu tài sản với tư cách công dân theo quy định của pháp luật.

 

2. Tài sản hợp pháp do tổ chức, Cư sĩ, Phật tử, cá nhân trong nước và nước ngoài tự nguyện tặng, cho, công đức, cúng dường riêng cho cá nhân thành viên Giáo hội có xác nhận hợp pháp theo quy định của pháp luật thì thuộc sở hữu của thành viên Giáo hội, và được sử dụng, định đoạt phù hợp với giáo lý, quy định của Giáo hội, và pháp luật Nhà nước.

 

3. Thành viên Giáo hội có nghĩa vụ đóng góp tài sản cho hoạt động chung của Giáo hội theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Giáo hội.

 

4. Khuyến khích thành viên Giáo hội sử dụng tài sản riêng cho hoạt động Phật sự và từ thiện xã hội.


Ban TT-TT PG Ninh Thuận

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

Đồng Nai: Hơn 250 Thanh Thiếu nhi Phật tử tham gia Ngày hội “Gieo mầm Giác ngộ” hướng tới Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2025

PSO - Ngày 04/5/2025, Ban Hướng dẫn Phật tử huyện Long Thành phối hợp chùa Tam Bảo (xã Phước Thái, huyện Long Thành) đã tổ chức Ngày hội “Gieo mầm Giác ngộ” năm 2025 dành cho hơn 250 em Thanh Thiếu nhi Phật tử đang sinh hoạt tại các Gia đình Phật tử Khánh Long, Long Quang, Thanh Trì và Câu lạc bộ Thanh thiếu nhi Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online