26/09/2018 18:35

Hà Nội: Phái đoàn Bộ Phật giáo Sri Lanka thăm chùa Bằng

Chiều ngày 25 tháng 09 năm 2018, nhằm ngày 16 tháng 08 năm Mậu Tuất, phái đoàn Bộ Phật giáo Sri Lanka đã tới thăm và lễ Phật tại chùa Bằng (Linh Tiên Tự) – phường Hoàng Liệt – quận Hoàng Mai – Hà Nội.
Phái đoàn Bộ Phật giáo Sri Lanka do Ngài Bộ trưởng Gamini Jayawickrama Perera làm trường đoàn, cùng đi với phái đoàn có bà Saranya Hasanthi Urgodawatte Dissanayake – Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam và các thành viên trong Bộ Phật giáo Sri Lanka.
Buổi gặp mặt còn có sự tham dự của Ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng vụ quan hệ Quốc tế Ban tôn giáo Chính phủ.
Tiếp đón phái đoàn có Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – trụ trì chùa Bằng cùng chư tôn đức Tăng bản tự.
Phái đoàn Bộ Phật giáo Sri Lanka dâng hương lễ Phật trên chính điện chùa Bằng
Như tin đã đưa, ngày 24/04/2018 vừa qua, Ngài Karu Jayasuriya - Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka đã trao tặng Ngọc Xá Lợi Phật tới bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sau đó, chùa Bằng (Linh Tiên Tự) – số 63 phố Bằng Liệt – phường Hoàng Liệt – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội đã được vinh dự đón nhận lại Ngọc Xá Lợi Phật từ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng để tôn thờ tại chùa. Tới ngày 19 tháng 08 năm 2018, Trưởng lão Hòa thượng Thích Quang Nhuận, Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm và bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, bà Hasanthi Urugodawatte Dissanayake cùng phái đoàn lãnh đạo Đại sứ quán Srilanka tại Việt Nam đã cung rước Xá Lợi Phật lên an vị trên tầng 13 của bảo tháp Báo Ân.
Vì lẽ đó, nhân dịp này trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Phật giáo Gamini Jayawickrama Perera đã quyết định tới lễ Phật và thăm chùa Bằng (Linh Tiên Tự).
Tại buổi trò chuyện thân mật, Bộ trưởng Gamini Jayawickrama Perera chia sẻ đất nước Sri Lanka là một đất nước có truyền thống Phật giáo từ lâu đời, và cho đến nay Phật giáo đã phát triển rất tốt và xuyên suốt trong lịch sử đất nước Sri Lanka. Chính vì vậy, ông mong muốn mang những lời răn dạy cũng như những giáo lý của Đức Phật để cùng hợp tác với các nước có số dân theo Phật giáo đông, mà Việt Nam là một trong những quốc gia như vậy. Ông bày tỏ “Năm 2017 Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Sri Lanka và năm 2019 sẽ được tổ chức ở Việt Nam. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau để phụng sự theo những lời răn dạy của Đức Phật... Ở Sri Lanka có chính sách sử dụng những ngôi chùa để làm trung tâm tiến hành các hoạt động trong cộng đồng, đặc biệt là những tuyên truyền để bảo vệ môi trường sống xung quanh và phát triển kinh tế. Chúng ta có thể thấy, những giá trị về vật chất không phải là mạnh nhất, mà thứ mạnh nhất chính là những giá trị về tinh thần. Để đảm bảo cho sự phát triển về tinh thần theo hướng tốt và lành mạnh, theo đúng những lời răn dạy của Đức Phật thì tôi nghĩ rằng không đâu tốt hơn là những ngôi chùa để tổ chức những buổi giảng dạy như vậy”.
Đồng thời, ông cũng bày tỏ niềm vinh hạnh khi hôm nay được cùng bà Đại sứ Hasanthi Urugodawatte Dissanayake tới chùa Bằng (Linh Tiên Tự), ông bày tỏ mong muốn sẽ cùng hợp tác để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên ngày càng phát triển.
Tiếp đoàn, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm vô cùng vui mừng khi đoàn về thăm chùa. Hòa thượng chia sẻ “Tuy Phật giáo Việt Nam theo Đại thừa, nhưng với nguồn gốc Phật giáo là từ Tiểu thừa, do đó hàng ngày chúng tôi giảng kinh cũng phải dựa vào 5 bộ kinh của Phật giáo Tiểu thừa để khai thác trên tinh thần Đại thừa, tức là vẫn lấy Phật giáo Tiểu thừa làm gốc. Theo Luật tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam vừa mới được ban hành có hiệu lực từ 1/1/2018 thì tất cả các tôn giáo của Việt Nam được bình đẳng phát triển. Trong đó, Phật giáo là một tôn giáo lâu đời nhất với hơn hai nghìn năm ở trên đất Việt, một tôn giáo có đông số lượng cơ sở thờ tự nhất, đông Tăng Ni nhất và luôn đồng hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Phật giáo Việt Nam tự hào có những 400 năm Phật giáo huy hoàng từ thế kỷ thứ X cho tới hết thế kỷ thứ XIV, Phật giáo phát triển và sống động trong lòng dân tộc. Các vị sư là Quốc sư với vai trò cố vấn chính trị ngoại giao cho các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần. Cho nên bây giờ, Phật giáo Việt Nam nối tiếp truyền thống đó, luôn gắn liền với dân tộc và sự phát triển của đất nước, cho nên phương châm của Phật giáo Việt Nam là “Đạo Pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Đất nước và chính phủ Sri Lanka tạo điều kiện cho Phật giáo để hòa cùng dân tộc tạo nên một môi trường sống trong đất nước Sri Lanka. Thì ở Việt Nam, Đảng và chính phủ cũng tạo điều kiện cho các tôn giáo và đặc biệt Phật giáo cũng như vậy, đang hòa cùng đất nước xây dựng cuộc sống, bảo vệ môi trường. Các tu sĩ đều mở các lớp học, tổ chức những chương trình ý nghĩa giáo dục đạo đức con người nhằm hướng tới xây dựng một cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp, an bình”.
Nhân dịp này, bà Đại sứ Hasanthi Urugodawatte Dissanayake cũng gửi lời cảm ơn tới Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cũng như Phật giáo Việt Nam vì đã dành thời gian tiếp đoàn. Bà rất vinh dự khi được biết Xá Lợi Phật là một vật rất thiêng liêng đã được thờ phụng tại đây. Bà nghĩ rằng "trong những năm tiếp theo, hi vọng vị chủ tịch hạ viện của Sri Lanka - người đã mang Xá Lợi đến đây sẽ được người Việt Nam và Phật tử Việt Nam nhớ đến".
Buổi gặp mặt đã khép lại trong tình cảm ấm áp, chân thành và gắn bó đoàn kết của những người con Phật, cùng chung niềm hi vọng hướng tới xây dựng mối quan hệ giữa hai đất nước nói chung và Phật giáo hai nước nói riêng ngày càng khăng khít, bền vững.
Chùa Bằng
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online