Thiện nguyện Thabarwa VN kết hợp chùa Bảo Ngạn (Phú Thọ) hỗ trợ đồng bào bão lũ miền Bắc

Nghe đọc bài:

PSO - Từ ngày 11-14/9/2024 (nhằm ngày 9/8-12/8/ Giáp Thìn), trước sự tàn phá nặng nề của siêu bão Yagi tại các tỉnh, thành phía Bắc, theo văn hóa người Việt “lá lành đùm lá rách”, phát huy tinh thần đoàn kết, Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, Thiền sư Ottamathara – viện chủ gần 130 trường thiền Myanmar và trên thế giới, các cư sĩ tình nguyện viên thiện nguyện Thabarwa VN đã nhanh chóng vận động cộng đồng để kịp thời tiếp trợ đồng bào ngay khi cơn bão đi qua. 

Không quản nguy hiểm khó khăn, đại diện đạo hữu Phật tử Nguyên Thủy chú Hỷ Pháp, chú Mạc Huy Hào trực tiếp có mặt lên đường đến những nơi đang bị chia cắt, nơi dân cư vẫn bị cô lập, đang thiếu lương thực và các nhu yếu phẩm ngay trong ngày mùng 10 với sự trợ duyên của công ty Kính Hồng Phúc - Hưng Yên cử lái xe cùng xe 20 tấn tiếp viện chương trình.

Thiện nguyện đã ra thông báo kết hợp trước đó và phát nguyện cúng dường toàn bộ tịnh tài hiện vật đến Phân ban Hoằng pháp đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) GHPGVN; kết hợp vận động kêu gọi trực tiếp cùng chư Tăng chùa Bảo Ngạn, sông Lô, Việt Trì, Phú Thọ; Thượng tọa Thích Minh Thuận, Ủy viên HĐTS, Phó ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng Phân ban ĐBDTTS, Phó Ban Trị sự Phật giáo Phú Thọ chứng minh phối hợp cùng chính quyền Ban tôn giáo, công an triển khai chương trình cứu trợ. 

Qua việc cứu trợ cấp bách suốt 3 ngày, đoàn đã đến 5 tỉnh: Phú Thọ - Yên Bái - Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nội gieo duyên: Cụ thể:

Điểm thứ 1: Chùa Bảo Ngạn - Phú Thọ, 300 suất quà, 200 thùng mỳ tôm, 100 bộ quần áo, 2 bịch lồng đèn (1.100 cái).

Điểm thứ 2: Cứu trợ tại xã Lệnh Khanh, huyện Hạ Hoà, Phú Thọ, là xã bị thiệt hại khá nặng, phát hơn 330 xuất quà gồm nhu yếu phẩm: nước, bánh mỳ, lương khô…; mà đi sâu vào phát đồ cứu trợ phải có thuyền hỗ trợ.

Điểm thứ 3: Cứu trợ tại Phú Thịnh, huyện Yên Bình, Yên Bái; 100 thùng nước, 40 thùng bánh gạo, 150 bộ đồ quần áo, bao tay (khoảng 100 cái), 40 xuất bánh mỳ, bim bim (2 túi lớn), bánh ngọt, bánh nhãn. Chính quyền cho biết, tại đây khoảng 45 hộ ngập úng, 55 hộ bị lở đất mạnh, sạt lở nhẹ hơn 100 hộ, hơn 40 hộ bị cô lập chia cắt. May mắn là không thiệt hại về người (Chị Nguyễn Thị Ngà, Bí thư Đảng uỷ xã Phú Thịnh chia sẻ thông tin tới đoàn).

Điểm thứ 4: Cứu trợ tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang. Nơi đây bà con bị ngập úng nặng, chia cắt giao thông, nay mới được thông nên chưa tính được thiệt hại. Chị Vịnh An, Phó Chủ Tịch Hội Nông Dân tỉnh, đại diện nhận và phát quà cho bà con.Đoàn cứu trợ khoảng 150 bộ quần áo, bánh gạo 50 thùng, nước 150 thùng, lương khô 20, bánh kẹo bim bim bánh trung thu…

Điểm cứu trợ thứ 5: Tại khu vực Định Hoá, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và một phần của tp Thái Nguyên. Bà con ngập nhiều nhà gần như hết tầng một. Anh Ngọc, Phó Chủ Tịch Công Đoàn Trường Đại học Công Nghệ và Truyền Thông đại diện tiếp nhận 200 thùng nước lọc phân phát đến các điểm cần giúp đỡ 1 cách thiết thực.

Điểm hùn phước cứu trợ 6: Cục An ninh nội địa - Bộ Công an, Hà Nội, đoàn gửi 30 triệu tiền mặt và 200 thùng nước lọc để cán bộ quán sát giúp đỡ bà con thiết thực các nhu yếu phẩm cần hỗ trợ.

Điểm 7: Anh Chu Bá Tuân, chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Yên - Trưởng ban cứu trợ chia sẻ : Thị xã Việt Yên, Bắc Giang có 2 khu bị chia cắt do mực nước dâng cao. Trong đó xã Vân Hà ngập sâu nhất, có hơn 9.000 nhân khẩu bị  ảnh hưởng, nước dâng cao đưa tới các điểm địa thế cao. Người Dân phố Nam Ngạn, phường Quan Châu có khoảng 1.500 nhân khẩu bị ngập lụt, và cô lập. Không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại nặng về tài sản. Có các đoàn cứu trợ tới nên đời sống người dân tạm ổn.

Đoàn cứu trợ : 28 thùng Lương khô, 148 thùng nước, 61,5 thùng bánh gạo, 1 thùng bánh nhãn, 50 chiếc bánh trung , 120 đôi găng tay… Đây là một nghĩa cử cao đẹp, kịp thời, thể hiện tinh thần nhường cơm sẻ áo, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái và nghĩa tình của dân tộc Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, ngày 14, Thabarwa VN cũng trích cúng dường 20 triệu tiền mặt đến Ban Hoằng pháp Trung ương – Phân ban đồng bào dân tộc thiểu số. Và 200 bộ đồ xuất khẩu thu đông Thabarwa VN nhận hiện vật từ đạo hữu chuyển đến các cháu Lai Châu (chùa Pháp Vân tiếp nhận).

Tổng số cứu trợ đợt 1 của Thabarwa VN kết hợp Ban Hoằng pháp Trung ương – Phân ban đồng bào dân tộc thiểu số (chùa Bảo Ngạn) là 193 triệu. Trong đó mua các nhu yếu phẩm: nước lọc khoảng 12 ngàn chai (nước Lavi 438 thùng, nước kiềm 400 thùng), lương khô 700 bịch, bánh gạo 3000 gói, 1000 bánh mì, 30 bánh gói bánh đa đường khô, 250 bánh nhãn, 50 bánh trung thu, 4 bao bánh khô các loại, 1.100 đèn ông sao (trích quỹ Trung thu), các vật dụng thiết yếu, hiện vật quy đổi khoảng 140 triệu. Và 500 bộ quần áo mới các cháu, 200 thùng mì bằng hiện vật đạo hữu tặng cùng 50 triệu tiền mặt. (Trong đó 20 triệu hùn Phước hỗ trợ cùng Phân Ban Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số - Trực thuộc Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam; 30 triệu hùn Phước cùng đồng hành Cục ANNĐ - Bộ Công an)

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online