Phật sự Quốc Tế - Ấn Độ: Thiền sư Ottamathara và Tăng đoàn Thabarwa Myanmar tiền trạm chuẩn bị cho kì nhập Hạ An cư 3 tháng khoảng 500 Tăng Ni tại Ấn

Nghe đọc bài:

PSO - Từ ngày 9-16/5/2024 dl, Thiền sư Ottamathara đã có chuỗi ngày làm việc bận rộn miên mật chuẩn bị cho kì nhập Hạ (An Cư mùa Mưa) cho khoảng 500 Tăng Ni tại Ấn (con số này có thể lên đến 800 hoặc hơn theo dự kiến); Tăng chúng sẽ cùng nhau hành thiền trong suốt ba tháng. Đây là dự kiến đã được chuẩn bị suốt gần 1 năm qua. 

Đợt về đất Phật lần này, Ngài Thiền sư Ottamathara và Tăng đoàn Thabarwa đã trao 7/15 giếng nước cho người nghèo tại khu vực Bồ-đề đạo tràng; cúng dường 1 tấn gạo đến chùa Tây Tạng bên cạnh khu đất mới. 

Một số Tu nữ và Tình Nguyện Viên Thabarwa VN dù bận rộn hỗ trợ Phật sự Thabarwa theo Ngài Thiền sư, nhưng vẫn tranh thủ nhận lời giúp đỡ người nghèo, chia sẻ gạo đến “khu nhà ổ chuột”; tặng gần 500 cuốn vở và 200 cây viết đến các em học sinh trường của Thầy giáo TNV Thabarwa Ấn đang công tác. Ngoài ra, Thabarwa VN cũng yểm trợ một số đồ dùng sinh hoạt thiết yếu ban đầu cho Trung tâm Thiền Thabarwa tại Ấn thuận duyên ban đầu đi vào vận hành (hiện tại tất cả đều thô sơ chưa có bất cứ gì). Tổng kinh phí thiện pháp khoảng 75 triệu VNĐ.

Trong chuyến đi này, Thiền sư Ottamathara cũng có dịp đảnh lễ, diện kiến, gặp gỡ, giao lưu với quý Ngài Trưởng lão Tăng Myanmar và Quốc tế, cũng như nhiều chùa đang hoằng pháp lớn tại Ấn: như gặp gỡ 2 Ngài Trưởng lão Pak au và Tăng đoàn Mahavihara tại chùa Chính (Bồ-đề đạo tràng), cùng nhau làm lễ và cầu nguyện; thăm chùa Bangladesh quý chức sắc đang thực hành hạnh nguyện vì hòa bình của các tổ chức Quốc tế, nơi cũng đang cưu mang gần 100 em nhỏ ở Ấn vô gia cư tại Kolkata; thăm chùa Cam-pu-chia, chùa Hàn Quốc, chùa Ấn (cạnh chùa Kiều Đàm Di Việt Nam), chùa Việt Nam Quốc tự – đều là các trú xứ lớn tập trung giảng pháp, hành thiền, làm các cộng việc Phật sự mang tầm vóc lớn, tập trung đông chư Tăng Theravada…

Trước đó, Ngài Thiền sư Ottamathara đã có vài chuyến gieo duyên đến Ấn Độ. Qua khảo sát về mọi mặt, Thiền Sư quyết định chọn hành Thiền 3 tháng, An Cư Mùa Mưa năm 2024 tại nơi trú xứ mới trên chính vị trí mảnh đất đang đặt vấn đề mua và một số điểm khác nếu quá đông hành giả (có thể là chùa Cam-pu-chia, hoặc chùa Hàn Quốc và khu tưởng niệm Ambedkar).

Mảnh đất dự định xây dựng Trung tâm Thiền Thabarwa tại Ấn hiện rộng khoảng 1.600 mv, cách chùa Chính nơi đức Phật thành đạo khoảng 2 cây, nằm ở ngã ba của một nhánh đường khá lớn, 2-3 xe lớn 26 chỗ có thể tránh nhau, trị giá khoảng 26 tỷ VNĐ; bên cạnh là lô đất của Chính Phủ Ấn, nghe nói dự án làm bãi chôn cất thai nhi; các phía xung quanh tương lai đều có thể mở rộng, có thể nhìn thấy chóp chùa Chính. Đây là vị trí được coi khá đắc địa.

Thiền sư Ottamathara quán sát nếu gặp khó khăn trong vấn đề tịnh tài không có Phật tử hoặc MTQ hỗ trợ, Ngài sẽ nhường lại Trung tâm Thabarwa ở Mỹ hoặc một số trung tâm Thabarwa ở Myanmar (trong tổng số khoảng 130 trung tâm Thabarwa) để hiện tại và tương lai tập trung phát triển cho Trung tâm Quốc tế Thabarwa ở Ấn; nhất là trong điều kiện Myanmar hiện nay tình hình chính trị và xã hội vẫn chưa ổn định do nội chiến kéo dài; visa Myanmar được miễn ở Ấn, đi lại khá thuận tiện.

Bồ-đề đạo tràng (Bodh Gaya hay Bodhgaya) là nơi hệ thống các chùa Quốc tế bao gồm cả Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang thừa; Tăng Ni, quý Trưởng lão, quý Chức sắc nhiều nước đã về tập trung cộng tu rất đông và quy mô lớn nhiều năm trước đó. Có  thời gian vào tháng cộng tu (nhất là cuối hàng năm), các chùa ở đây dung chứa cả ngàn người đến chục ngàn người ở nhiều quốc gia Đông Tây. 

Vì vậy, xét một cách tổng thể, tầm nhìn và quyết định chọn đất, xây dựng, phát triển trú xứ Thabarwa tại Ấn là một điều hoàn toàn trong khả năng của Thiền sư Ottamathara và hệ thống Tăng đoàn Thabarwa. Chỉ còn lại sự tri nhận của đại chúng và sứ mệnh của người con Phật tình nguyện hỗ trợ nhau trong các parami để dự án sớm hoàn thành, đại Phật sự 3 tháng An Cư được thuận duyên; nhằm mục đích đem ánh sáng Phật Pháp đến khắp năm châu bốn bể để người người an vui, nhà nhà hạnh phúc, giảm bớt và ngăn chặn các vấn nạn của xã hội hiện đại, cuối cùng là chấm dứt khổ và sanh tử luân hồi.  

Với số lượng người đang nương tựa tại các Trung tâm Thiền Thabarwa lên đến khoảng 40 ngàn người (và có thể hơn sau nội chiến); số chư Tăng Ni (tu nữ) hiện khoảng 5000 người; trường Thiền tiếp nhận nhiều Tình Nguyện Viên (TNV), nhiều giai tầng, phong phú căn cơ, đa dạng loại người…. tất cả cùng nương tựa vào nhau, nương tựa vào Pháp. Có thể nói, hệ thống Thabarwa hiện nay có số lượng Tăng Ni cư sĩ được xếp vào diện đông nhất trong các chùa Phật giáo ở Myanmar cũng như trên thế giới. Đây là một điều hiếm có, thể hiện sự phục hưng Phật giáo lớn mạnh thời hiện đại, niềm tự hào của đất nước Quốc giáo.

Với tinh thần nhấn mạnh vào Pháp, nhấn mạnh vào sự thực hành, chánh niệm xả ly, làm thiện pháp không giới hạn, vô ngã từ bi bất hại, lấy con đường Trung Đạo làm kim chỉ nam, sống chan hòa với thiên nhiên, sống chân thành tự nhiên trong mỗi phút giây tỉnh thức,… Thiền sư Ottamathara và Tăng đoàn Thabarwa đã và đang gây được cảm tình với Tăng Ni Quốc tế, gây được cảm tình với nhân loại yêu chuộng hòa bình khắp năm châu. Dự báo còn nhiều hoạt động Phật giáo ứng dụng thiết thực cho đời sống xã hội người hiện đại từ Thabarwa, bởi tất cả các hoạt động đều miễn phí và bất hại.

 Những việc làm và các hoạt động của Thiền sư Ottamathara gần 25 năm qua có ý nghĩa góp phần vào bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, chống chiến tranh khủng bố, tôn trọng sự sống, an sinh phúc lợi xã hội, chung tay vì cộng đồng. Đây thực chất là hệ quả của Pháp thiền Vipassana, của việc thực hành thiện pháp, nương tựa Tam bảo của Thiền sư và Tăng đoàn Thabarwa; của từ bi vô ngã, của việc học Phật thật, tu thật, làm thật đúng theo tinh thần lời Phật. 

Qua đây cho thấy, những lời đức Phật tuyên bố trên 2600 năm luôn đúng đắn, Thiền sư Ottamathara đã tiếp thu tinh hoa Phật học biến thành thực tiễn, thể hiện: (1) chân lý có thể kiểm nghiệm qua sự thực hành; (2) sự thực hành thuyết phục hơn bất cứ lý thuyết nào; (3) chứng minh, sự thực hành đúng đắn là do chánh kiến đúng đắn; (4) Phật giáo có sức mạnh làm thay đổi thế giới nội tâm; mỗi người an vui hơn khi nếm được hương vị của Pháp, làm thay đổi thế giới bên ngoài một cách tự nhiên; (5) phước chúng như hải, tứ chúng cộng tu cùng sống trong lục hòa là điều hạnh phúc của người con Phật để lan tỏa điều thiện lành giác ngộ đến khắp muôn nơi, làm đẹp cuộc đời; (6) hành giả Thabarwa sống ý nghĩa không làm khổ mình khổ người, mà an vui mình lợi lạc quần sanh; đúng tinh thần Bồ-tát hạnh tự độ độ tha, tự giác giác tha; (7) nhất là trong điều kiện thế giới hữu vi vô thường, bất toại nguyện bởi chiến tranh, nạn dịch, đói khát, biến đối khí hậu, ô nhiễm môi trường, mất niềm tin nơi con người, phân biệt giai cấp, tham sân si quá mức,… thì sự thực hành và tinh thần tu tập chánh niệm xả ly, vô chấp bất hại, sống thiểu dục tri túc biết đủ, an với nơi mình ở vui với việc mình làm, làm thiện pháp không giới hạn (vô ngã vô chấp) một cách tự nhiên là hành động thiết thực để Tăng đoàn Thabarwa tiếp tục chung tay vì cộng đồng, tạo được các duyên lành với chúng sanh.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được:

TN Viên Giác

 

Download Android Download iOS
Hà Nội: GHPGVN chúc mừng Giáng sinh năm 2024 tại Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc

Chiều 23/12/2024 Phái Đoàn GHPGVN do Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm trưởng đoàn cùng chư tôn đức văn phòng TƯGHPGVN đã tới Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc chúc mừng Giáng sinh năm 2024 và chúc mừng năm mới 2025

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online