Phú Thọ: Chương trình thuyết giảng tại Khoá tập huấn Hoằng Pháp viên cho Phật tử Dân tộc thiểu số

Nghe đọc bài:

PSO - Nhằm giúp quý cư sĩ, Phật tử đồng bào Dân tộc thiểu số miền Bắc hiểu rõ hơn về Lịch sử Đức Phật cũng như về giáo lý Phật pháp căn bản. Ban Tổ chức Khóa tập huấn Hoằng Pháp viên cư sĩ Phật tử đồng bào Dân tộc thiểu số khu vực miền Bắc đã phân công ĐĐ. Thích Đạo Ngộ và TT. Thích Thanh Hiền chia sẻ thời pháp thoại cho hơn 400 Phật tử từ 21 tỉnh thành khu vực.

Tại đây ĐĐ. Thích Đạo Ngộ đã sơ lược về lịch sử, cuộc đời của Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni. Từ những ngày đầu hoàng hậu Ma-da hạ sinh thái tử Tất-đạt-đa (Tức Đức Phật sau này). Khi tới tuổi 16, thái tử lập gia đình với công chúa Da-du-đà-la và có một người con trai duy nhất tên là La Hầu La. Sống trong cảnh nhung lụa, giàu sang và sung sướng, nhưng  Ra khỏi cửa thành, đi về hướng Đông, thái tử và Sa Nặc gặp người già; đi về hướng Tây, hai người gặp người bệnh; đi về hướng Nam, gặp người chết; và đi về hướng Bắc, gặp vị Khất sĩ. Một trong bốn cảnh thật mà thái tử chứng kiến, cảnh thật thứ tư không những là đề tài thiền quán cho thái tử, mà còn tạo nguồn cảm hứng cho thái tử sau này trở thành vị ẩn sĩ không nhà, sống không gia đình và không bị ràng buộc bởi gia đình và con cái. Đó cũng là nguồn cảm hứng sau này Bồ tát Tất Đạt Đa kiên quyết ngồi thiền định dưới cội Bồ đề 49 ngày đêm cho tới khi thành chánh quả. 

 

Đại đức cũng chia sẻ thêm về ý nghĩa xuất gia của Đức Phật cũng như cuộc đời hành đạo của Ngài. Từ đó Đại đức đã khắc họa hình ảnh cuộc đời của Đức Phật một cách sinh động cho quý cư sĩ Phật tử thấy được sự vĩ đại của Ngài trong cuộc đời hành đạo của mình.

TT. Thích Thanh Hiền cũng đã chia sẻ về Phật Pháp căn bản như Tam Quy, Ngũ giới mà người con Phật cần phải thực hiện theo. Đã là người cư sĩ, Phật tử bước ngôi nhà Chánh pháp, là người con Phật. Phật tử cần phải Quy Y nghĩa là trở về, quay đầu nương tựa. Quy y là trở về nương tựa. Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng.  Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng được xem như ba chỗ nương tựa vững chắc nhất. Khi phát nguyện quy y trước Tam bảo, năng lực thanh tịnh của chư Phật và sự chứng minh trang nghiêm của chư tôn đức hiện tiền sẽ giúp chúng ta tinh tấn giữ trọn lời nguyện. Có những người sống không quen với những phép tắc, giáo pháp của nhà Phật, nghĩa là họ sống một cuộc đời tự do theo bản năng và dục vọng. Nhưng từ khi phát nguyện quy y, họ tự ý thức được mình đã quy y Tam bảo, nên trong cuộc sống thường ngày, họ luôn luôn biết dè dặt, biết cẩn trọng hơn trong từng lời nói, việc làm.

 

Sau khi quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy mà người Phật tử phải giữ gìn năm giới cấm căn bản là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Năm giới cấm này là nền tảng xây dựng tòa nhà hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Thượng tọa đã chia sẻ những một cách chi tiết đến quý Phật tử đặc biệt là đồng bào Dân tộc thiểu số nơi đây.

Khép lại sau ngày tập huấn đầu tiên ĐĐ. Thích Đạo Bi đã hướng dẫn thời khóa Cảnh Sách, niệm Phật sau một ngày tu tập.

Minh Trực

Download Android Download iOS
Danh sách lãnh đạo chủ chốt Ban Trị sự GHPGVN 08 tỉnh, thành phía Bắc mới sau sáp nhập

PSO - Sáng nay 1/7, Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc sau sáp nhập đã diễn ra tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online