Phụng sự viên Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần thứ 14 – Tuyệt lắm áo tím ơi!

Nghe đọc bài:

PSO - 300 Phụng sự viên Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần 14 của hội trại được phân chia thành rất nhiều tiểu ban. Trong đó, có một nhóm luôn chọn phía sau hậu trường, âm thầm nhặt rau, rửa bát, xát gọt, dọn cơm, đổ rác,... Các phụng sự viên chọn công việc này vì hiểu việc làm của mình sẽ hỗ trợ cho tất cả thành viên của hội trại có được năng lượng tốt trong suốt 4 ngày tham gia. 

Phụng sự viên Ban Ẩm thực do Ni sư Thích Nữ Thuần Chơn làm Trưởng Ban

Công tác quét don, lau chút, bốc vác, vận chuyển, giữ vệ sinh cho khuôn viên chùa được sạch đep, tuy không kén người nhưng đôi hỏi sự thầm lặng, cần mẫn, siêng năng, kỹ tính và nhiệt tâm. Phụng sự viên Lê Phú Công Lý đến từ Lâm Đồng cho biết: “Mình là người thường xuyên đi chùa làm công quả, công việc này tuy có vất vả nhưng lại mang đến niềm vui, sự thoái mái, vì giúp mọi người có không gian sinh hoạt, tu học sạch, đẹp, thoáng mát”.

Phụng sự viên Lê Phú Công Lý đang vận chuyển chiếu đến khu vực tập kết
Các phụng sự viên có mặt ở đất trại từ những ngày đầu tháng 7
Phụng sự viên đến từ chùa Giác Hải (Lâm Đồng) đang cắt gọt rau củ 

Thương lắm, nhiều bạn tay đã phỏng, chân đã mỏi, có người bị cảm sốt vì không hợp thời tiết, nhưng tất cả đều không quan trọng. Vì các phụng sự viên mang trên mình niềm tin về một Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần 14 – năm 2024 với chủ đề “Nối vòng tay lớn” vững chãi.

Phụ dựng sân khấu, lắp đặt âm thanh, ánh sáng
Lắp và vận chuyển quạt chuyển đến các bộ phận
Phụng sự viên chùa Giác Hải sắp xếp lại các khai đựng đồ ăn và chén bát vào vị trí

Các phụng sự viên phụ cùng quý thầy trang trí khuôn viên chùa, tu sửa các hạng mục cần thiết thiết trí lễ đài, hoàn thiện khu sân khấu, cho những sự kiện chính, với sức chứa hơn 3000 người trong hội trại.... Tuy có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng tất cả đã biết cách vượt qua chính mình, sống có trách nhiệm, hết lòng phụng sư Tam bảo, giúp đỡ mọi người.

Ni sư Thích Nữ Thuần Chơn cùng với Phật tử chùa Đức Nguyên (TP.HCM) chiên cơm để các em ăn vào buối tối

Chúng tôi thật cảm kích khi nghe những lời tâm sự từ Trưởng Ban Ẩm thực của  Ni sư Thích Nữ Thuần Chơn chia sẻ rằng “Chúng tôi cùng quý thầy cô phải thức từ 2h sáng và chợp mắt lại cũng đã là 23h đêm, thời gian một ngày của chúng tôi đều dành cho việc nấu ăn, rửa chén, nhặt rau, thậm chí, đến khuya, khi các bạn trại sinh đói, chúng tôi còn trang bị cho các bạn những món ăn đêm. Gần 3000 suất ăn mỗi bữa, chúng tôi phải làm cật lực để hoàn thành mọi bữa phục vụ cho hội trại một cách chỉnh chu nhất”.

Quý Sư cô chùa Đức Nguyên, chùa Phước Thiện (TP.HCM) đang lau khô khay đựng đồ ăn cho trại sinh
Công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự cần mẫn, chăm chỉ và nụ cười luôn nở trên môi của các Phụng sự viên

Những đôi tay xới cơm, rửa chén trông thật nhanh và luôn hoan hỷ trong tinh thần cho và nhận, chấp nhận hy sinh thú vui riêng của mình để về đây hòa vào niềm vui toàn trại. Những giọt mồ hôi thể hiện cả một sự nhiệt tình, lòng vui tươi, mặc dù đôi khi nhìn thấy các phụng sự viên rất mệt, nhưng vẫn không quản ngại, vì biết mình đang đóng góp một phần phụng sự chung cho cho hội trại. Trân trọng tấm lòng từ Ban Ẩm thực!

Sắp xếp bàn ăn 
Tranh thủ ngồi nghỉ ngơi sau khi sắp đồ ăn cho các trại sinh

Nếu ban Ẩm thực chăm lo từng bữa ăn thì chính ban Quản trại lại là nơi đứng ra lo cho sự an toàn, chăm sóc từng giấc ngủ cho các trại sinh. Thương lắm những đêm khuya, khi bầu trời của ngôi già lam bắt đầu tối xuống, cũng chính là lúc anh em Phụng sự viên làm việc hết mình, canh gác từng trại, nhắc nhở các trại sinhn ngủ sớm và hơn hết là bảo vệ các em 24/24 trong suốt những ngày ở đây. Các phụng sự viên đã hy sinh cả giấc ngủ, sức khỏe để tận tâm cống hiến phụng sự hết mình - Yêu thương lắm tinh thần phụng sự của Ban Quản trại!

Gấp chăn, màn, mùng và dép vào từng vị trí 
Khu vực nghỉ ngơi của các trại sinh được phân thành 2 khu khác nhau (một bên nam, một bên nữ)

Còn rất nhiều ban phục vụ cho hội trại như: Ban Hậu cần, Ban Sự kiện, Ban Thư Ký, Ban Y tế,… mỗi bạn sẽ mang theo sứ mệnh riêng và việc phụng sự nào cũng ý nghĩa thiêng liêng, cao cả và đáng trân trọng. Ban Tổ chức Hội trai một lần nữa cảm ơn các phụng sự viên, và luôn tin yêu các bạn Phụng sự viên – những người biết làm đẹp, làm mới thân tâm, mang niềm vui đến mọi người. 

Cầu chúc trên mỗi bước đường đời các phụng sự viên đi, đều được thuận duyên, an lạc và nhiều sức khỏe, để tiếp tục cống hiến, phục sự và hiến dâng những điều đẹp nhất cho cuộc đời. Thanh xuân rồi cũng qua, 5 năm hay 10 năm không quan trọng, chỉ cần khi nghĩ về nó, những phụng sự viên trẻ tuổi hãy mỉm cười mỗi khi nhớ lại cho những dấu ấn đã qua, nhớ về một thời mình đã cống hiến như thế nào cho gia đình, quê hương, đất nước. Nhiệt huyết thanh xuân ấy, sẽ mãi mãi rực lửa và sáng ngời trong trái tim mỗi người

 Ban Báo chí Hội trại

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online