Quảng Nam: Dấu tích chùa làng Sơn Lộc, xã Quế Minh, huyện Quế Sơn

(PSO) – Nghe bà con làng Diên Lộc, xã Quế Minh, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam kể về dấu tích ngôi chùa làng Sơn Lộc, đã có từ lâu. Qua thời gian chiến tranh, ngôi chùa bị sụp đổ hoàn toàn chỉ còn lại dấu tích nền móng cũ và một đài sen (bể nát) đặt tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni…
Đình làng thôn Diên Lộc, xã Quế Minh, huyện Quế Sơn
Con đường làng khúc khuỷu, rợp bóng cây xanh, đưa lối chúng tôi từ thị trấn Đông Phú đến với thôn Diên Lộc, xã Quế Minh, huyện Quế Sơn để tìm đến vị trí mà xưa kia chùa Sơn Lộc tọa lạc. Đứng trên vị trí chùa xưa là một khu đồi thoai thoải, cây cối um tùm, phía bên là ngôi Đình làng thờ các vị thần bổn xứ, thờ những bậc tiền nhân có công khai phá đất mới, lập làng Diên Lộc. Vị trí của chùa làng Sơn Lộc được khẳng định chắc chắn ở đồi đất nằm bên cạnh ngôi Đình làng, bởi ở đây dấu tích hiện còn sót lại của chùa Sơn Lộc về mặt kiến trúc là một tòa sen (bệ tượng Phật) với đường kính 1,2m và một bệ đá chân trụ hình tròn (bằng xi-măng) với đường kính 20cm, cao 25cm.
Tòa sen (bằng xi-măng) chùa Sơn Lộc có đường kính 1,2m
Bệ đá chân trụ hình tròn (bằng xi-măng) với đường kính 20cm, cao 25cm
Theo các vị bô lão trong làng, vào những năm 1975, chùa Sơn Lộc đã bắt đầu hoang tàn, chỉ còn một số tượng Phật, nhưng không ai nhang khói, Phật tử không còn sinh hoạt, dần dần chùa xuống cấp rồi đổ nát. Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền địa phương đã cấp mảnh đất chừng 2.500 m2 của ngôi chùa thuộc khu đất do Đình làng và người dân quản lý sử dụng vào ngày 23/9/2011. Từ đó hình ảnh ngôi chùa không còn tồn tại trên mảnh đất Diên Lộc cho đến ngày nay. Nhắc về ngôi chùa làng ngày xưa, nhiều đạo hữu Phật tử từng sinh hoạt tại đây đều không ngăn được nước mắt, một Phật tử nhân chứng sống của sự ra đời và thịnh suy của ngôi chùa cho biết: “Hồi xưa chùa quê nhưng Phật tử đến sinh hoạt đông lắm, gồm đạo hữu Phật tử lớn tuổi, thanh niên GĐPT và các em oanh vũ, gần như cả làng ai cũng biết đạo. Ngôi chùa hình thành có biết bao người anh em của chúng tôi gắn bó. Thế nhưng, chiến tranh loạn lạc đã cướp đi những người bạn đồng đạo của chúng tôi, lớp chết, lớp bị thương tật, ngôi chùa thì bị bom đạn phá sập, sụp đổ hoàn toàn…”.
Đại đức Thích Đồng An – Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Quế Sơn
Ước mơ phục dựng ngôi chùa Đại đức Thích Đồng An – Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Quế Sơn cho biết: “Chùa Sơn Lộc được xây dựng vào khoảng năm 1963, tại thôn Diên Lộc, xã Quế Minh, huyện Quế Sơn. Trước đây, ngôi chùa rất khang trang và có nhiều tín đồ sinh hoạt tu học tại xã Quế Minh. Trải qua thời gian chiến tranh, ngôi chùa đã bị tàn phá, hiện bây giờ chỉ còn nền móng cũ, và 1 tòa sen của đức Phật Thích Ca Mâu Ni..” Năm 2015, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN huyện Quế Sơn đã có tờ trình gửi các cơ quan chính quyền về việc xin thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc tại xã Quế Minh để khôi phục lại ngôi chùa Sơn Lộc xưa, nhưng điều kiện nhân duyên chưa hội đủ. Trong niềm tín tâm thuần khiết, gần đây bà con Phật tử thường cầu nguyện, mong ước sớm phục dựng ngôi bảo điện để di tích xưa được “sống” lại, cũng là để có nơi cho Phật tử xã Quế Minh sinh hoạt. Đại đức Thích Đồng An – Trưởng BTS PG huyện Quế Sơn cũng đồng tình với những mong ước của bà con Phật tử ở đây: “Mong trong thời gian đến, Giáo hội Phật giáo tỉnh, các cấp chính quyền, quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho khôi phục lại ngôi chùa Sơn Lộc, tại xã Quế Minh…” – Đại đức nói.
Dấu tích vị trí ngôi chùa Sơn Lộc còn lưu lại...
Trên nền xưa dấu cũ ngôi chùa quê năm nào, nhiều tấm lòng con dân xứ Quảng thuần phác đang thiết tha trông đợi sự hiện hữu của ngôi tòng lâm phạm vũ trên mảnh đất quê hương, ở đó dìu dặt tiếng mõ sớm, chuông chiều thức tỉnh thế nhân giữa dòng đời biến động… Một số hình ảnh được ghi nhận tại chùa Sơn Lộc:

Nhóm PV: Quang Thanh, Quang Ảnh, Ngọc Cường

PSO Khu vực Miền Trung

Download Android Download iOS
Kỷ niệm 30 năm Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 - Hành trình ba thập kỷ truyền đăng tục diệm

Sáng ngày 24/11/2024, tại chùa Phước Hòa (Quận 3, TP.HCM), buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 đã diễn ra trang trọng, đánh dấu hành trình ba thập kỷ phụng sự giáo dục Phật học và đào tạo Tăng Ni sinh.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online