Sáng nay, ngày 13/5/2020 (21/4 Canh Tý) tại chùa Chiên Đàn (X.Tam Đàn, H.Phú Ninh, T.Quảng Nam), BTS PG huyện Phú Ninh và môn đồ pháp quyến đã chính thức cử hành lễ truy điệu, phụng tống kim quan ĐĐ.Thích Quảng Tùng nhập tháp tại quê nhà (X.Tam Anh Bắc, H.Núi Thành).Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.Thích Minh Trí, TT.Thích Phước Minh – đồng Chứng minh Tang lễ; ĐĐ.Thích Viên Trừng – Trưởng BTS GHPGVN huyện Phú Ninh, Trưởng BTC tang lễ; cùng chư Tôn đức BTS PG huyện Phú Ninh, BTS PG các huyện, thị xã, thành phố, chư Tăng Ni trụ trì các tự viện trong và ngoài tỉnh, cùng đông đảo Phật tử các đạo tràng…Thay mặt Ban Tổ chức lễ tang, ĐĐ.Thích Chơn Lý – Phó BTS GHPGVN huyện Phú Ninh đã đọc tiểu sử, khái quát về hành trạng cuộc đời của Đại đức tân viên tịch.Theo tiểu sử, Đại đức Thích Quảng Tùng, Pháp danh Quảng Tùng, tự Hải Chấn, hiệu Mật Tích, thế danh Huỳnh Văn Lâm, sinh ngày 02/01/1985 (Ất Sửu) tại vùng cát trắng xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Xuất thân từ một gia đình thuần nông nhiều đời quy kính Tam Bảo, Đại đức là con út trong một gia đình có 5 người con.Được huấn dục chí nguyện hướng Phật trong truyền thống gia tộc họ Huỳnh từ nhỏ. Đặc biệt, sự trợ duyên hướng dẫn của người anh ruột là ĐĐ.Thích Thông Nhã – Trụ trì chùa Chiên Đàn (xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh), cậu bé Huỳnh Văn Lâm sớm bén duyên với Phật pháp, phát nguyện đến các chùa làm công quả để gieo trồng thiện duyên. Bên cạnh đó, thuở nhỏ Văn Lâm còn dành nhiều thời gian bên cạnh chăm sóc mẹ già.Năm 2005, duyên lành hội đủ Đại đức phát tâm xuất gia, được Đại đức Thích Viên Trừng – Trụ trì chùa Minh Cẩm, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam thâu nhận làm đệ tử và ban cho Pháp danh là Quảng Tùng, sớm hôm kinh kệ hành trì, công phu tu tập thiền môn nghiêm khắc.Sau thời gian hành điệu, cuối năm 2007 Đại đức thọ lãnh giới pháp Sa-di được Bổn sư ban cho pháp tự là Hải Chấn và theo học lớp Trung cấp Phật học khóa IV tại Trường Phật học Quảng Nam. Năm 2011, Đại đức đăng đàn thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Huệ Tâm với pháp hiệu là Mật Tích.Trong thời gian này, Đại đức được Bổn sư giao các Phật sự tại chùa Minh Cẩm và tham gia trợ giúp công tác Phật sự tại Văn phòng BTS GHPGVN huyện Phú Ninh trong những năm tháng đầu nhiệm kỳ. Ngoài ra, Đại đức còn được Giáo hội huyện nhà phân cử về chùa Dương Đàn (xã Tam Dân) cũng như các đạo tràng tại cơ sở để hướng dẫn Phật tử tu học, tụng kinh, bái sám… Đến cuối năm 2012, Đại đức xin phép Bổn sư về chùa Chiên Đàn (xã Tam Đàn) để phụ giúp Phật sự tại chùa cùng với Pháp huynh.Sau khi tốt nghiệp Trung Cấp Phật học và phổ thông trung học, với ước nguyện muốn tiến xa hơn trên bước đường học Phật. Năm 2013, Đại đức giã từ quê hương đất Quảng vào miền Nam để tiếp tục học lớp Cử nhân Phật học, khóa 10 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Trong thời gian ở TP.HCM, Đại đức đến nương cầu giáo pháp với HT.Thích Minh Trí – Viện chủ chùa Báo Ân (Q.Tân Bình) và tùng chúng tu học.Do bệnh duyên nên Đại đức tạm dừng việc học để tập trung chữa trị bệnh trong một thời gian dài. Thuận thế vô thường, Đại đức đã viên tịch vào lúc 00 giờ 5 phút, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (nhằm ngày 18 tháng 4 năm Canh Tý). Trụ thế: 36 năm, Hạ lạp: 9 năm.Trong không khí trang nghiêm trước lúc tiễn biệt, ĐĐ.Thích Viên Quán – Phó BTS PG huyện Phú Ninh thay mặt Ban Tổ chức lễ tang cũng gửi lời cảm tạ tri ân đến chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội, BTS GHPGVN các huyện, thị, thành phố; các phái đoàn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương sở tại, quý Phật tử… đã đến kính viếng, gửi lẵng hoa phân ưu cùng Giáo hội và môn đồ pháp quyến trong suốt thời gian diễn ra tang lễ.Giờ phụng tống kim quan đã đến, Ban cung nghinh đã cung thỉnh TT.Thích Phước Minh – UV HĐTS, Phó BTS kiêm Trưởng Ban Giáo dục PG tỉnh, Hiệu trưởng Trường Phật học Quảng Nam tuyên pháp ngữ, phát ấn, phất trần.ĐĐ.Thích Tịnh Đức (Sám chủ) cùng đạo tràng kinh sư, chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử đã trang nghiêm phụng tống kim quan cố ĐĐ.Thích Quảng Tùng thăng thượng giá đến nơi nhập bảo tháp tại quê nhà (xã Tam Anh Bắc, H.Núi Thành) trong tiếng niệm Phật – nguyện cầu cho Giác linh Đại đức siêu thăng tịnh cảnh.Trước đó, vào lúc 16 giờ 00 ngày 12/5/2020 (20/4 Canh Tý), Ban Tổ chức lễ tang đã cung thỉnh Giác linh tham yết Phật, Tổ tại chùa Minh Cẩm (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) theo nghi thức thiền môn. Tối cùng ngày, lễ tưởng niệm “Thầy là mãi mãi” của môn đồ pháp quyến đã diễn ra trong niềm xúc động, kính nhớ vô biên.Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:
https://www.youtube.com/watch?v=deP8p_7YS_0&feature=youtu.be
Hôm nay, 25/12/2024 nhằm ngày 25/11/ Giáp Thìn, tại chùa Quán Sứ (số 73, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), Phân ban Ni giới phía Bắc tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Phật sự năm 2024, đề ra phương hướng công tác năm 2025.
Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.
Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.