05/06/2024 14:02

Sách: Mười vị danh tăng Trung Hoa

Nghe đọc bài:

Bộ sách Mười vị danh tăng Trung Hoa gồm hai tập, được dịch từ nguyên tác tiếng Trung 中国高僧正传 (Trung Quốc cao tăng chính truyện) do Tiến sĩ Lý Lợi An chủ biên. Tác phẩm phục dựng lại lai lịch, quá trình tu tập và hoằng pháp của mười vị danh tăng từ khi Phật giáo Trung Hoa “nhập Trúc cầu pháp” (sang Thiên Trúc - Ấn Độ thỉnh kinh) đầu thế kỷ thứ IV đến cuối thế kỷ thứ VIII. 

Có thể nói, đây là thiên trường ca cất lên những trang sử hùng tráng về chư vị cao tăng đức hạnh mà hầu như chúng ta đều đã từng nghe danh các ngài:

  1. Đại sư Pháp Hiển: Vị cao tăng đầu tiên vượt ngàn ải trùng dương, băng qua sa mạc núi tuyết đến Tây Thiên cầu pháp năm 65 tuổi. Khi trở thành một đại lão Hòa thượng rồi, ngài mới trở về cố hương phiên dịch kinh điển cho tới hơi thở sau cùng.
  2. Đại sư Cưu Ma La ThậpVị đại sư từ nhỏ đã theo mẹ du phương học đạo, nhờ thiên tư xuất chúng mà sớm trở thành một vị luận sư danh chấn khi còn rất trẻ. Sau này, ngài trở thành vị dịch sư lỗi lạc, để lại những tác phẩm kinh điển bất hủ cho hậu thế muôn đời.
  3. Đại sư Chân Đế: Bậc cao tăng người Ấn Độ, trải qua bao thăng trầm ly loạn, ngài đến Trung Hoa dịch kinh, lại đúng thời kỳ binh biến khói lửa, nhưng dù thế nào vẫn chẳng thể thiêu rụi hạnh nguyện hoằng pháp độ sinh tự thuở ban đầu.
  4. Đại sư Trí Giả: Xuất thân từ gia đình hào môn quyền quý, song vì cảm ngộ thế sự vô thường, ân oán tranh giành, ngài quyết chọn con đường xuất gia học Phật, giải thoát khỏi những hệ lụy trần ai. Sau này trở thành bậc khai sáng tông Thiên Thai Trung Hoa
  5. Đại sư Huyền Trang: Người một thân một mình vượt gian nan Thiên Trúc thỉnh kinh trong suốt 17 năm trường, và trở thành vị Tam tạng Pháp sư truyền bá Phật pháp, vang danh Hoa Hạ.
  6. Đại sư Nghĩa Tịnh: Bén duyên với cửa Phật khi còn nhỏ, ngài trở thành vị Luật sư đời Đường sáng danh trong lịch sử Trung Hoa.
  7. Đại sư Huệ Năng: Trước khi trở thành vị Tổ sư đời thứ sáu của Thiền tông Trung Hoa, ngài đã trải qua quá trình tu hành hết sức đặc biệt.
  8. Đại sư Pháp Tạng: Bởi mối nhân duyên thâm sâu đối với Tam Bảo, ngài đã cảm mến Phật pháp ngay từ khi còn rất nhỏ. Sau này, ngài trở thành vị quốc sư và đồng thời là Sơ tổ tông Hoa Nghiêm.
  9. Đại sư Nhất Hạnh: Vị cao tăng Mật tông đầu tiên đo lường được độ lớn nhỏ của trái đất.
  10.  Đại sư Giám Chân: Vị cao tăng chuyên trì Luật học, sáu lần lập nguyện Đông độ hoằng pháp, sáng lập nên Luật tông Nhật Bản.

Qua tác phẩm này, độc giả sẽ phần nào hiểu rõ hơn về những tấm gương vô úy xả thân du phương học đạo, nghị lực phi thường cũng như đức hạnh ngời sáng. Các vị đại sư ấy đều trở thành những bậc long tượng có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu, cũng như thời kỳ hoàng kim của quá trình phát triển Phật giáo Trung Hoa và một số nước đồng văn.

Với giọng kể chuyện lôi cuốn, các sự kiện được kết nối một cách mạch lạc trôi chảy, tác phẩm Mười vị danh tăng Trung Hoa đã tái hiện một cách sắc nét, rõ ràng, đầy đủ và sinh động về cuộc đời, cùng sự nghiệp lỗi lạc của chư vị danh tăng. Thông qua đó, quý vị độc giả sẽ có cái nhìn chân thực, sâu sắc và toàn diện nhất về những con người bằng xương bằng thịt, nhưng ý chí lại phi phàm, hoài bão siêu tuyệt, là những tấm gương rực sáng quên mình vì Phật pháp, vì lợi lạc quần sinh, như vầng diệu nguyệt ấm áp tỏa sáng đến muôn đời.

                                                                                           Thích Bảo Giác

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online