31/12/2018 16:05

Sri Lanka: Tăng Ni du học sinh Việt Nam vừa tốt nghiệp các học phần Tiến sĩ và Thạc sĩ tại trường Đại học Kelaniya

Nếu Ấn Độ, Nepal được biết đến như là quê hương, nơi hoằng hóa của Đức Phật thì Sri Lanka được xem là nơi lưu truyền, bảo tồn và gìn giữ di sản tâm linh của Phật giáo nói chung và Phật giáo Theravada nói riêng.

Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu có thể được xem là thế hệ du học sinh Phật pháp người Việt Nam đầu tiên đến Sri Lanka để học tập Phật pháp Pali tạng. Tiểu sử Hòa thượng ghi lại rằng: Do trong quá trình nghiên cứu Kinh - Luật - Luận Hán tạng, nhận thấy cách phiên âm các từ ngữ Pali, Sanskrit khác nhau, chưa có sự thống nhất khiến bản văn trở nên khó hiểu nên Hòa thượng xin phép bổn sư và Hội Phật học Trung phần cho phép mình sang Sri Lanka và Ấn Độ học về Kinh, Luật, Luận, Pali và Sanskrit để sau này về nước phục vụ việc nghiên cứu Phật học nước nhà. Vào năm 1952, được sự chấp thuận của Giáo hội và Hòa thượng bổn sư, Hòa thượng Thích Minh Châu xuất dương du học tại Sri Lanka. Thời gian đầu tại Kelaniya, Hòa thượng đã miệt mài học Pali và Anh văn; sau 3 năm chuyên cần học tập, năm 1955, Hòa thượng được Trường Đại học Tích Lan (Ceylon University) tặng bằng Pháp sư (Saddammcariya). Sau đó, Hòa thượng sang Ấn Độ và theo học tại Nava Nalanda Mahavihara thuộc Đại học Bihar (Ấn Độ). Từ khoảng mười năm trở về trước, Sri Lanka vẫn còn khá mới mẻ và chưa được biết rộng rãi với nhiều người học Phật tại Việt Nam nhưng những năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam đến đất nước này một đông hơn. Theo đó, trước năm 2010 có khoảng từ 5 đến10 du học sinh thì cho đến thời điểm hiện tại, số lượng Tăng Ni sinh và sinh viên Việt Nam học tại Sri Lanka đã vượt hơn 50 vị, con số này tăng lên sau mỗi năm. Hiện nay, Sri Lanka đã trở thành địa điểm du học Phật pháp được nhiều Tăng Ni sinh Việt Nam tin tưởng chọn lựa.

Sri Lanka là một quốc gia có nền học thuật Phật giáo có tiếng tăm trên Thế Giới, ngoài yếu tố Phật giáo là Quốc giáo ra thì một yếu tố quan trọng khác đó là những Hội thảo học thuật Quốc tế về Phật Học và Pāli, Sanskrit thường xuyên được các trường Đại học tổ chức để tất cả các học giả và nhà nghiên cứu trên thế giới trình bày những khám phá mới cũng như giới thiệu các nét đặc sắc về tư tưởng, văn hoá và triết lý đến với giới học thuật năm châu.
Cũng thế, năm 2018 là năm mà rất nhiều trường Đại học danh tiếng ở Sri Lanka tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế, Đại học Kelaniya là một trong 05 trường Đại học lớn nhất tại Sri Lanka đã có nhiều Tăng Ni sinh Việt Nam đã và đang làm nghiên cứu sinh tại đây. Vào ngày 20/12/2018, lễ tốt nghiệp trao văn bằng các học phần Tiến sĩ và Thạc sĩ đã được long trọng tổ chức, được biết danh sách Tăng Ni sinh Việt Nam tốt nghiệp trong kỳ này là gần 10 vị. 
Dưới đây là những hình ảnh được ghi nhận tại buổi lễ tốt nghiệp:
Tin và ảnh: Quảng Thức tổng hợp 
Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online