02/10/2020 13:22

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo ra mắt ấn phẩm số 353 “Trăng sáng cửa Thiền”

“Kính thưa quý độc giả! Ấn phẩm 353 Tạp chí Văn hóa Phật giáo là thành quả đến từ nỗ lực của tập thể Ban biên tập, đội ngũ phóng viên, biên tập viên và chuyên viên Tòa soạn, sau khi Tòa soạn vừa trải qua những sự kiện hết sức quan trọng. Đó là Lễ Công bố Mã số chuẩn Quốc tế xuất bản ấn phẩm nhiều kỳ ISSN, ra mắt thành viên Ban biên tập và Lễ Ký kết hỗ trợ chuyển phát thư tín, in ấn giữa Tòa soạn và hai đơn vị thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam. Sự kiện này là dịp để Tòa soạn nhìn lại chặng đường 16 năm hình thành và phát triển, tưởng nhớ và tri ân người đi trước, kế thừa và phát huy những giá trị căn bản, thống nhất mà Tòa soạn liên tục theo đuổi từ quá khứ đến tương lai. Khi nghĩ về công lao của quý chư tôn đức, những bậc tiền bối trong vai trò tinh hoa lãnh đạo ở buổi đầu xây dựng Tạp chí Văn hóa Phật giáo và công đức của các cá nhân lẫn cơ quan ngoài xã hội đã hoan hỷ hỗ trợ cho sự kiện trọng đại vừa qua, tập thể Ban biên tập mong muốn bày tỏ lòng tri ân sâu sắc. Nghĩa cử của quý liệt vị đẹp đẽ, trong trẻo và tỏa rạng như ánh trăng sáng vào mùa Trung thu năm nay. Đó cũng là lý do mà tập thể Ban biên tập quyết định lựa chọn chủ đề ấn phẩm 353 là “Trăng sáng cửa Thiền”.
Bìa Tạp chí VHPG số 353 chủ đề "Trăng sáng cửa thiền"
Ngoài sự đổi mới về thể thức trình bày và chất lượng hình ảnh, Trăng sáng cửa Thiền còn tập hợp những bài viết cùng chủ đề có giá trị nội dung đặc sắc, nhằm gửi đến quý độc giả món quà Trung thu trọn vẹn ý nghĩa và lấp lánh bóng trăng. Những ánh trăng đong đầy thiền ý, những ánh trăng giác ngộ, những con đường chánh niệm mênh mông trăng tỏ, những tiếng lòng được soi rọi bởi ánh từ bi, những vầng trăng xưa dưới cội bồ đề… đều có giá trị nhân văn và minh triết, khiến cho chúng ta không thể ngừng trăn trở về một lẽ sống thấu hiểu và bao dung đối với tha nhân, với quá khứ, với cả những bụi bặm của một kiếp con người. Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 353 gồm các bài viết sau:
  1. Sương mai
  2. Tạp chí Văn hóa Phật giáo: Tri ân người đi trước, tiếp bước hành trình phát triển (Thích Phước Nghiêm)
  3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (Thích Đức Thiện)
  4. Giữ gìn tâm thức mãi trong xanh (Danh Lung)
  5. Lễ Đôn Ta - Vu Lan báo hiếu của đồng bào dân tộc Khmer (Danh Út)
  6. Hoằng pháp trong một xã hội thông tin (Thích Quảng Tiến) Giáo dục trẻ em từ một bài học trong kinh điển nhà Phật (Thích Phước Đạt)
  7. Trung tâm Từ thiện Xã hội Phật Quang, cơ sở giáo dục của tình thương và trí tuệ (Thành Đạt)
TRĂNG SÁNG CỬA THIỀN
  1. Thiền - Trăng và minh triết giác ngộ (Minh Quang) Trăng sáng trong tâm (Nguyễn Bảo Trung)
  2. Trăng và hai thí dụ về Thiền (Long Hà)
  3. Trăng treo ô cửa (Đông A)
  4. Giã từ vầng trăng kỷ niệm (Nguyên An)
  5. Sắc màu Trung thu từ Bắc Trung Nam (Trần Vũ) Trăng xưa dưới mái Bồ đề (Vũ Tam Huề)
  6. Trung thu tản mạn (Minh Mẫn)
PHẬT GIÁO VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG
  1. Đạo đức của chủ nghĩa thuần chay (Phùng Thị Thúy Vân)
  2. Ý nghĩa của việc đắp y và khất thực (Lê Hải Đăng)
  3. Tổ đình Phi Lai: Huyền tích, Phật tích và di tích kiến trúc văn hóa độc đáo (Thích Minh Ân)
  4. Đại hồng chung, một biểu tượng văn hóa - tâm linh của nhà Phật (Trường Minh)
Download Android Download iOS
Nhiều dấu ấn đặc biệt về Phật học viện Huệ Nghiêm được nhắc lại trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng 27/11, Phật học viện Huệ Nghiêm đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964- 2024) trong không khí trang nghiêm và ý nghĩa. Sự kiện còn kết hợp với lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 30 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ và tri ân chư Tôn thiền đức tiền bối hữu công.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online