06/12/2019 17:33

Tây Ninh: Chư Tăng Khất sĩ bế mạc khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 30


Ngày 6/12/2019 (nhằm ngày 11/11 năm Kỷ Hợi), tại Tịnh xá Trúc Lâm (Thạnh Tây, Tân Biên, Tây Ninh), chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái và hơn 100 hành giả đã tham dự lễ Bế mạc kết thúc Khóa tu Truyền thống lần thứ 30 sau 7 ngày tu học.

Chứng minh và tham dự Lễ Bế mạc có: HT. Giác Tường, Thành viên Thường trực HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái Khất sĩ; HT. Giác Giới, Phó Thư ký HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái; HT. Giác Hà – Thành viên HĐCM GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Hồ Chí Minh, Phó Trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ; HT. Giác Hùng, Giáo phẩm Hệ phái, Chứng minh Giáo đoàn III; HT. Minh Bửu, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó ban Giáo phẩm kiêm Trưởng ban Tăng sự Hệ phái; HT. Giác Phùng – Giáo phẩm Hệ phái, Tri sự phó Thường trực GĐ. III; HT. Giác Tuấn – Chứng minh BTS GHPGVN Quận 6, Giáo phẩm Hệ phái, Tri sự trưởng Giáo đoàn VI; HT. Giác Minh – Giáo phẩm Hệ phái, Tri sự phó Giáo đoàn II; HT. Minh Hóa – Giáo phẩm kiêm Phó Thư ký Hệ phái, Phó Trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang cùng chư Tôn Giáo phẩm lãnh đạo các giáo đoàn và chư vị hành giả của 6 Giáo đoàn.

Tại buổi lễ, ĐĐ. Minh Sĩ – Thư ký Giáo đoàn VI đã thay mặt Ban Tổ chức Khóa tu đọc báo cáo tổng kết về chương trình tu học và kết quả đạt được trong suốt 7 ngày qua. Theo đó Khóa tu lần này số lượng hành giả Khóa tu truyền thống Hệ phái Khất sĩ lần thứ 30 có tổng số là 121 vị. Trong đó có: 7 Hòa thượng, 5 Thượng tọa, 97 Tỳ-kheo, 12 Sa-di).
Chương trình tu học trong một ngày, bắt đầu từ 3 giờ 30 và kết thúc vào lúc 22 giờ, gồm có 2 thời học (sáng: học Chơn lý, chiều: Thiền đàm), 4 thời Thiền hành, 4 thời Thiền tọa, 1 thời Khất thực và độ cơm trong chánh niệm, 1 thời sám hối vào cuối ngày.

Các bài giảng được chư Tôn đức Giáo phẩm chia sẻ gồm có: “Manh mối để đặt chân vào chân lý cuộc sống” và phân tích bài kinh “Căn Tu Tập – số 152 Trung Bộ III” của HT. Giác Giới” – Thiền chủ Khóa tu trong 2 ngày 4,5/11 năm Kỷ Hợi; HT. Giác Minh – Giáo phẩm Hệ phái, Tri sự phó Giáo đoàn II, Đệ nhất Giám Luật Khóa tu với bài pháp có tên “Học để tu” vào ngày 6/11 năm Kỷ Hợi; Ngày 7/11 năm Kỷ Hợi: HT. Minh Hóa – Phó Ban Trị sự GHPGVN Q. 2, Giáo phẩm kiêm Phó Thư ký Hệ phái, Phó Trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang giảng bài pháp “Kinh tất cả các lậu hoặc (số 2 – Trung Bộ Kinh)”; Qua ngày 8/11 năm Kỷ Hợi: TT. Minh Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Giáo phẩm thường trực Hệ phái đã có bài pháp về chủ đề “Chơn lý với chữ Hòa và chữ Tâm trong Tam giáo”; Tiếp ngày 9/11 năm Kỷ Hợi, HT. Minh Hóa tiếp tục đến với các hành giả đề tài: “giảm Tham – Sân – Si thông qua bài kinh Gò Mối (số 23 – Trung Bộ Kinh – tập 1); Ngày cuối cùng khóa tu 10/11 năm Kỷ Hợi, HT. Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Thường trực Hệ phái Khất sĩ, Trưởng ban Tổ chức Khóa tu chia sẻ 5 pháp đầu tiên trong 10 pháp nhập định được đức Tổ sư Minh Đăng Quang giới thiệu trong Chơn lý Nhập Định (Chơn lý số 14) đến các hành giả Khóa tu truyền thống Khất sĩ. Trong những ngày diễn ra Khóa tu Truyền thống Hệ phái Khất sĩ lần thứ 30, ngoài thời học pháp buổi sáng vào các buổi chiều HT. Giác Giới – Thiền chủ Khóa tu, cùng chư Tôn đức chứng minh Hệ phái đã trả lời các chia sẻ, vướng mắc của chư Tôn đức đức hành giả trong giờ thiền đàm.

Sau phần báo cáo của ĐĐ. Minh Sĩ, TK. Giác Đăng Thọ (chư Tăng Giáo đoàn I) đã đại điện cho các chư hành giả khóa tu dâng lời cảm tưởng: “Kính bạch chư Tôn đức! Hình ảnh chư Tôn Hòa thượng dù rằng tuổi cao sức yếu, nhưng vẫn luôn đồng hành cùng với hành giả chúng con, chỉ dạy giảng giải giáo lý để cho chúng con được tỏ rõ, lại thêm nhắc bảo, khuyến tấn chúng khi sai sót thất niệm; giúp cho được tỉnh giác mà chỉnh đốn lại cho hoàn hảo tốt đẹp hơn. Tấm lòng cao cả ấy, chúng con luôn mãi khắc ghi không bao giờ quên.

Trong khóa tu lần này, hình ảnh gây ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh chư Tăng thiền hành, thiền tọa và thọ trai dưới các gốc cây trong vườn sa la. Hình ảnh ấy thật đẹp làm sao, khi mà chúng con được sinh hoạt trong một không gian yên tĩnh và thiền vị như thế! Đấy cũng là nếp sống mà cách đây hơn 2600 năm Đức Phật cùng chư Thánh Tăng mỗi ngày đều sống như thế; và gần đây hơn trở về gần 70 năm trước Đức Tổ sư cùng các Đức Thầy cũng đã từng sống và sinh hoạt như vậy. Nếp sống gần gũi với thiên nhiên, thanh bần đơn giản được tái hiện lại cực kỳ sinh động, đem lại sự an lạc vô vàn chô tự thân mỗi hành giả.
Có thể chăng, những buổi thọ trai tại trai đường, chư Tôn Đức hướng dẫn chúng con ăn cơm chánh niệm bằng phương pháp hòa chúng, trăm người như một, đấy là những bài học lý thuyết chặt chẽ, rồi những buổi lãnh cơm mỗi người đến dưới một gốc cây trong vườn sa la kia để dùng cơm trong sự chánh niệm tỉnh giác bằng cách tự ý thức mỗi người là những buổi thực hành lý thuyết đã được học một cách hiệu quả nhất. Chắc chắn rằng đây là những khoảnh khắc đáng nhớ nhất mà tự thân mỗi hành giả đều cảm nhận được; cảm nhận nguồn năng lượng an lành từ thiên nhiên và từ sự hòa hợp của một tập thể thanh tịnh tinh tấn trong việc tu tập chuyển hóa phàm tâm.…”

 Sau lời cảm tưởng của đại diện hành giả Khóa tu, Phật tử Diệu Phước đã đại diện cho các Phật tử về hộ trì cho Khóa tu suốt 7 ngày qua có đôi lời cảm niệm: “Phước đức lớn nhất đối với hàng Phật tử chúng con là thân cận giới xuất gia và dự pháp đàm học hỏi. Phước báu thay! Hàng Phật tử chúng con đã đạt được hai điều trên. Trong 10 năm qua, Chư Tôn đức thành lập 30 Khoá tu Truyền thống để nỗ lực tiến tu giúp cho đạo nghiệp ngày một tăng trưởng. Chư Tăng là bóng mát, là chỗ dựa tinh thần vững chắc của chúng con. Mỗi khi đến Tịnh xá, chúng con nhận được những tình cảm ấm áp từ những bóng y vàng che chở không thể nào quên.
Trong giây phút Bế mạc Tạ pháp chư Tôn đức, lòng Phật tử chúng con không khỏi ngậm ngùi xúc động. Không biết rồi đây trên vạn nẻo đường trần chúng con còn có được phước duyên gặp lại hình bóng chư Tăng hiệp hoà đồng tu thanh tịnh như thế này hay không? Trong giây phút lặng yên bùi ngùi này, chúng con chợt nhớ lời thơ của Hoà thượng Pháp Sư Giác Huệ năm nào như vọng về đây trong tận đáy lòng kính nhớ:
                    Đời là đường sắt dài vô tận
                    Ta một thế nhân một chuyến tàu
                    Hết đến ga này, ga khác đến
                    Thì tàu đâu trụ ở ga nao?
                    Tàu nhả khói mờ, tàu chuyển bánh
                    Ga buồn ủ rủ đứng trong sương
                    Nhưng nào ngăn được, nào giam được
                    Cái kiếp con tàu: kiếp bốn phương…”

Kết thúc lời cảm niệm của các Phật tử, HT. Giác Phùng – Giáo phẩm Hệ phái, Tri sự phó Thường trực GĐ. III, cùng chư Tôn đức trong Giáo đoàn III đã cung đối trước đại tăng tác bạch xin phép đăng cai khóa tu truyền thống lần thứ 31 và cung thỉnh chư Tôn đức Tăng trong 6 Giáo đoàn, trở về tham dự Khóa tu sẽ được tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Vạn (Vạn Ninh, Khánh Hòa) vào ngày 4-11/3 năm Canh Tý (nhằm ngày 27/3-3/4/2020).

Tiếp sau đó Hòa thượng Giác Tường –  Thành viên Thường trực HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái Khất sĩ, chứng minh cho buổi lễ đã có lời đạo từ đến hội chúng: Hòa thượng cho rằng, người tu Khất sĩ cần phải nỗ lực tu học, giữ giới thì mới phát sinh trí tuệ. Vì thế việc tổ chức Khóa tu truyền thống lần thứ 29 là một hoạt động có ý nghĩa của Hệ phái, nhằm giúp cho các hành giả được tập tu và hành trong Giới Định Tuệ do đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã chỉ dạy. Tôi mong rằng quý vị hành giả không phải chỉ có tu ở đây, mà sau khi về lại trú xứ cũng phải nỗ lực, tinh tấn hơn nữa để sớm có được những thành quả cao trong giáo pháp. Còn các Phật tử, không chỉ hộ trì ở Khóa tu mà cần nương nhờ vào chư Tôn đức gần nơi ở của mình, để học tập giáo phát, tiến tu trong con đường học đạo.

Cuối buổi lễ, TT. Giác Điệp đã có lời cảm tạ tri ân chư Tôn đức giáo phẩm chứng minh Hệ phái đã về tham dự khóa tu. Kính chúc quý chư Tôn đức Hòa thượng chứng minh và các hành giả có pháp thể khinh an, sớm đạt được đạo quả.
Buổi Lễ Bế mạc hoàn mãn vào lúc 10 giờ 30 cùng ngày, sau đó Đại chúng hành giả đã cùng thọ trai do các Phật tử cúng dường trước khi trở về lại trú xứ.

Trước đó, HT. Giác Tường – Thành viên Thường trực HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái Khất sĩ đã hướng dẫn hơn 100 Du Tăng Khất Sĩ thực hiện hạnh trì bình khất thực theo đúng với truyền thống chư Phật từ ngàn xưa tại khu vực Tịnh Biên để kết duyên với bà con Phật tử tại nơi đây.

Được biết, Tịnh xá Trúc Lâm nơi diễn ra Khóa tu Truyền thống Hệ phái Khất sĩ lần thứ 30 được thành lập do Phật tử Phương Ngọc phát tâm cúng dường 5.000 m2 đất năm 2008; đến năm 2012 Phật tử Đức Ngọc và Thiện Phước cúng thêm 10.000 m2. Trên cơ sở đó, Giáo đoàn VI đã đứng ra xây dựng, đến tháng 10-2015 tịnh xá được chính thức gia nhập Giáo hội và dựng bảng hiệu.

Giáo đoàn VI đã cho trùng tu và mua thêm 30.000 m2 để đến hôm nay tổng diện tích là 45.000 m2. Tịnh xá được thập phương Phật tử quy tu về sinh hoạt, lễ bái, đáp ứng như cầu tín ngưỡng tâm linh cho người dân trên địa bàn.

Giác Minh Chương
Ảnh: Minh Thiện – Ngọc Tín

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The post Tây Ninh: Chư Tăng Khất sĩ bế mạc khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 30 appeared first on Phật Sự Online Tây Nguyên.

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online