Thái Bình: Chùa Phúc Nguyên trang nghiêm lễ cắt băng khánh thành ngôi Đại hùng bảo điện

Nghe đọc bài:

PSO - Trong 2 ngày 11 và 12/11/2023 (nhằm ngày 28 và 29 tháng 9 năm Quý Mão) tại chùa Phúc Nguyên (thôn Bình Minh, xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) Đại đức trụ trì Thích Quảng Tín cùng phối hợp với các cấp Chính quyền địa phương, đạo tràng Phật tử và nhân dân đồng bào sở tại đã tổ chức lễ cắt băng khánh thành ngôi Đại hùng bảo điện.

Quang lâm chứng minh và tham dự có ĐĐ. Thích Thanh Ân, Phó trưởng BTS, Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh; TT. Thích Thanh Nghĩa, Ủy viên BTS, Trưởng BTS Phật giáo huyện Quỳnh Phụ; TT. Thích Vân Du, Trụ trì chùa Phước Nguyên (Tp. Huế); ĐĐ. Thích Minh Huân, Phó trưởng BTS Phật giáo huyện; ĐĐ. Thích Trung Chánh, Ủy viên BTS Phật giáo huyện; ĐĐ. Thích Quảng Tín, Trụ trì chùa Phúc Nguyên, Trưởng BTC; NT. Thích Minh Phước, Trụ trì chùa Hoàng Mai (Tp. Huế), cùng quý chư Tôn đức Tăng Ni từ các địa phương tỉnh Quảng Trị, tỉnh ĐăkLăk, tỉnh Nam Định, tỉnh Thái Bình,.... đồng tham dự.

Đại diện chính quyền có ông Hòa Quang Tinh, Huyện Ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã An Dục; ông Hòa Mạnh Cường, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã; ông Hòa Quang Diệu, Chủ tịch UBMTTQVN xã; cùng đại diện các ban ngành đoàn thể xã An Dục, Cấp ủy Chính quyền thôn Bình Minh, các cơ quan tổ chức chính trị, xã hội, đạo tràng Phật tử, du khách thập phương, cùng đông đảo bà con nhân dân địa phương đã trở về tham dự.

Ngôi Đại hùng bảo điện chùa Phúc Nguyên do thời gian phong hóa bị xuống cấp trầm trọng, được sự đồng thuận của các cơ quan hữu quan, sự phát tâm nhân tài vật lực của các mạnh thường quân, ngôi Tam Bảo đã được phục dựng lại trên nền chùa cũ,với lối kiến trúc cổ chữ “Đinh” năm gian tiền đường, ba gian hậu cung, vật liệu xây dựng bằng gạch đất nung, đá xanh, cột, kèo, cánh cửa bức bàn được làm bằng gỗ lim. Các bức hoành phi, câu đối cổ hoa văn họa tiết trang trí được phục chế nguyên bản theo lối cổ. Nơi đây là một di tích cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ, chuông cổ, pháp khí đồ thờ tự, các ngôi tháp cổ có tuổi đời hàng trăm năm.

Trong 2 ngày đại lễ đã có hàng trăm đoàn khách trở về thăm quan lễ Phật và tham dự lễ cắt băng khánh thành ngôi Đại hùng bảo điện.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm về hành đạo tại nơi trú xứ, với sở nguyện Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh. Dịp này Thầy trụ trì đã tổ chức lễ trai đàn chẩn tế, cầu siêu thai nhi sản nạn, giải oan cắt kết, bạt độ chư Hương linh thập đẳng chúng cô hồn.

Trai đàn chẩn tế kỳ siêu bạt độ là một pháp môn tu trong vô lượng pháp môn tu tập của Phật giáo, nó là một hình thức bố thí, gồm cả tài thí lẫn pháp thí, cầu siêu cho người chết, những vong hồn người chết không có ai thờ tự được siêu thoát, hoặc sinh về cõi lành,người sống được an lạc.

Theo giáo lý nhà Phật, trong thế giới này hết thảy vạn sự vạn vật đều chịu tác động bởi quy luật Nhân quả, tác động qua lại, duyên nghiệp vào nhau, sinh diệt, tồn tại. Lễ cầu siêu bạt độlà trợ duyên cho sự sống và sự chết của con người về mặt tinh thần, tham gia trong nghi lễcầu siêu và trai đàn chẩn tế phổ độ là để biểu tỏ tấm lòng chân tình với người thân đã quá vãng, thương xót đồng bào tử nạn, cô hồn đói lạnh và nhất là để an tâm cho người đang sống.

PV: Tronghaitb.

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online