Thái Nguyên: Lễ khởi công dự án Tu bổ chùa Hương Ấp (Vạn Xuân Tự) thuộc khu di tích Quốc gia Lý Nam Đế

Nghe đọc bài:

Sáng ngày 2/11/2023, Ban kinh tế tài chính TW GHPGVN, UBND tỉnh Thái Nguyên, thành phố Phổ Yên, phường Tiên Phong, cùng các sở ban ngành của tỉnh Thái Nguyên đã long trọng tổ chức lễ khởi công động thổ dự án tu bổ chùa Hương Ấp – Vạn Xuân Tự, thuộc khu di tích Lý Nam Đế với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.

Chứng minh buổi lễ có: Hòa thượng Thích Thanh Dũng - Phó Pháp chủ kiêm Chánh thư ký HĐCM GHPGVN; Hòa thượng Tăng Nô - Ủy viên thường trực HĐCM GHPGVN; Hòa thượng Châu Xưng - Ủy viên HĐCM GHPGVN; Hòa thượng Lý Samoon - Ủy viên HĐCM GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN; cùng chư Tôn đức Phó chủ tịch HĐTS: Hòa thượng Đào Như, Hòa thượng Thích Gia Quang, Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Hòa thượng Thích Quảng Hà, Hòa thượng Thích Thanh Điện; Thượng tọa Thích Thanh Phong - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Kinh tế tài chính TW, Trụ trì chùa Hương Ấp (Vạn Xuân Tự); Thượng tọa Thích Thanh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Chánh văn phòng TW GHPGVN; Hòa thượng Thích Lệ Trang - Ủy viên thường trực HĐTS, Trưởng Ban Nghi lễ TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN thành phố HCM; Thượng tọa Thích Nguyên Thành - Ủy viên thường trực HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực Ban Kinh tế tài chính TW, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên cùng chư Tôn đức HĐTS, chư Tôn đức đại diện BTS các tỉnh thành.

Về phía chính quyền có Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó bí thư Đảng ủy Công an TW, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; ông Nguyễn Lâm Thành - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Vũ Hoài Bắc - Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; Giáo sư Tiến sĩ, Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng kiến trúc; Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử Việt Nam; bà Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; ông Trịnh Việt Hùng - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hoàng Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng quý vị Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; quý vị nguyên lãnh đạo tỉnh Bắc Thái, Thái Nguyên qua các thời kỳ; đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương.

Làng Cổ Pháp xưa thuộc Châu Dã Năng, xứ Kinh Bắc (nay thuộc phường Tiên Phong, TP. Phổ Yên) là quê hương của Lý Nam Đế - vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây có chùa Hương Ấp, ngôi chùa gắn liền với tuổi thơ của đức Hoàng đế Lý Nam Đế. Vào năm 544, ông đã lãnh đạo Nhân dân ta khởi nghĩa thành công, đánh đuổi giặc phương Bắc sau đó lên ngôi vua (tự xưng là Nam Việt Đế), đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân đánh dấu sự kiện đặc biệt quan trọng, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự chủ của dân tộc, khẳng định chủ quyền đất nước bằng đức độ, tài năng của người Việt Nam.

Là di tích lịch sử cấp Quốc gia được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận từ năm 2014, chùa Hương Ấp nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế thuộc phường Tiên Phong, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Trải qua thời gian, di tích chùa Hương Ấp đã bị xuống cấp, nên cần phải được tu bổ, tôn tạo để gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích liên quan đến quê hương, cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến to lớn của Đức Vua Lý Nam Đế đối với dân tộc Việt Nam. Dự án tu bổ di tích chùa Hương Ấp đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ tu bổ di tích chùa Hương Ấp (Quyết định số 1939/QĐ-UBND ngày 18/8/2023).

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Thanh Phong - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Kinh tế tài chính TW, Trụ trì chùa Hương Ấp (Vạn Xuân Tự) nhấn mạnh "Chúng tôi xác định, đầu tư tu bổ, tôn tạo Chùa Hương Ấp là việc làm cần thiết của thế hệ hôm nay để thánh tích này mang diện mạo, tầm vóc vốn có mà các bậc tiền nhân đã tạo dựng, nhằm làm sáng tỏ lịch sử dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc. Đồng thời thành kính tưởng niệm tri ân vị anh hùng – vị Hoàng Đế đầu tiên của lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó, còn nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nghìn đời của Dân tộc, tạo điểm nhấn tâm linh để quy tụ Tăng ni, đồng bào nhân dân Phật tử trên cả nước về với chùa, về với mảnh đất Thái Nguyên địa linh nhân kiệt này".

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Dự án thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025 sẽ tôn tạo nhiều hạng mục của chùa Hương Ấp như: Nhà bảo quản, Tam quan, Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, lầu chuông - lầu trống, hành lang tả hữu, đền thờ Lý Nam Đế, tả vu - hữu vu và các hạng mục phụ trợ khác; đảm bảo sự trang nghiêm, bền vững nhưng vẫn gìn giữ được nét lịch sử vốn có.

Phát biểu tại Lễ khởi công, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên gửi lời cảm ơn tới Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Ban Tôn giáo Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương; Chư Tôn đức Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm và Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Ông cũng bày tỏ mong muốn và tin tưởng sau khi hoàn thành, chùa Hương Ấp sẽ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là công trình kiến trúc nghệ thuật, bề thế, uy nghiêm, tạo nên không gian thờ tự tôn nghiêm, góp phần nuôi dưỡng, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và phát huy các giá trị nhân văn, trở thành điểm nhấn quan trọng trong hệ thống các địa điểm thăm quan, du lịch tâm linh hấp dẫn của du khách. Qua đó, thúc đẩy du lịch tỉnh Thái Nguyên phát triển, góp phần hoàn thành thắng lợi Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. Ông đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; cấp ủy đảng, chính quyền TP. Phổ Yên và các đơn vị liên quan tập trung phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Dự án tu bổ chùa Hương Ấp sớm hoàn thiện, đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi của Nhân dân và Phật tử thập phương.

Chư Tôn đức đón nhận tịnh tài cúng dàng của các doanh nghiệp, các mạnh thường quân

Tại đây, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu đã có lời đạo từ tới toàn thể đại chúng, nhấn mạnh về tầm quan trọng của ngôi chùa trong đời sống tâm linh của người dân Việt, đồng thời mong rằng nhân dân Phật tử, quý mạnh thường quân sẽ cùng chung tay góp sức để công trình sớm được hoàn thiện viên mãn.

Thượng tọa Thích Nguyên Thành phát biểu cảm tạ

Trong không khí thiêng liêng, chư tôn giáo phẩm cùng lãnh đạo các cơ quan ban ngành đã thực hiện nghi thức niêm hương, tụng chú và làm lễ động thổ. Dự án được thực hiện trên tinh thần giữ gìn tối đa các hạng mục công trình di tích hiện có để phát huy, tránh lãng phí; đồng thời đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp với không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng, môi trường cảnh quan trong Khu di tích Lý Nam Đế.

Trước đó, vào tối ngày 1/11, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Hoằng pháp TW cùng Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS GHPGVN đã trở về chùa Hương Ấp chúc mừng Thượng tọa Thích Thanh Phong và Thượng tọa Thích Nguyên Thành khởi công dự án tu bổ chùa được thành tựu viên mãn.

 

Diệu Tường

Download Android Download iOS
Mái chùa che chở hồn dân tộc

PSO - Chùa Việt có vị trí quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dù Phật tử hay người không theo Đạo Phật cũng có thể đến vãn cảnh chùa, nghe giảng kinh hay tham gia các nghi lễ Phật giáo. Mái chùa vốn là nơi chu cấp cho cô nhi, giúp người nghèo khó, chữa bệnh cứu người, là nơi cho người hiếm muộn cầu tự, nơi nương náu khi ai đó gặp hoạn nạn…

TP.HCM: Chương trình khám bệnh cho Tăng Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam

PSO - Nhằm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho chư Tăng Ni, những sứ giả của Như Lai, những người đã dành trọn cuộc đời mình phụng sự vì Đạo và với mong muốn chư Tăng Ni có thật nhiều sức khoẻ, để đem đến cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho nhiều người.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online