Thanh Hóa: Chư Tăng, Phật tử chùa Khánh Quang trang nghiêm tổ chức lễ húy kỵ Tổ khai sơn

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 23/11/2024 (nhằm ngày 23/10 năm Giáp Thìn), tại chùa Khánh Quang (xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) lễ húy kỵ Tổ khai sơn đã được tổ chức trang nghiêm và thanh tịnh.

Tham dự và chứng minh có Thượng tọa Thích Tâm Định - Ủy viên HĐTS TƯ GHPGVN, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh; TT. Thích Tâm Chính - Ủy viên HĐTS TƯ GHPGVN, Phó BTS Phật giáo tỉnh, Trụ trì Tổ đình Khánh Quang; chư Tôn đức Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các chùa trong và ngoài tỉnh và đông đảo Phật tử đồng tham dự.

Theo các tư liệu lịch sử, chùa Khánh Quang được xây dựng vào khoảng năm 1631 bởi Nguyễn Thị Ngọc Tú - con gái của Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng. Bà là chính phi của Tiết chế Chưởng quốc chính Trịnh Tráng - con trai thứ hai của Trịnh Tùng, vị chúa thứ 2 nhà Trịnh.

Năm 1623, theo sự sắp đặt của Trịnh Tùng và Nguyễn Hoàng, Nguyễn Thị Ngọc Tú trở thành Chính phi của Trịnh Tráng khi mới 14 tuổi. Mối lương duyên này nhằm củng cố mối quan hệ họ hàng giữa hai dòng họ Trịnh và Nguyễn lúc bấy giờ đang cùng nhau chống lại nhà Mạc.

Năm 1631, sau khi sinh hạ hoàng tử thứ 10 là Trịnh Tạc, bà cùng Trịnh Tráng về thăm quê nhà ở Ái Quốc, huyện Tống Sơn (Thanh Hóa). Lúc này, bà cho xây dựng ngôi chùa Khánh Quang tại quê nhà để làm công đức. Trong chùa có thờ một pho tượng bằng đồng khắc họa hình ảnh Nguyễn Thị Ngọc Tú.

Các sử liệu cũng cho biết, sau khi Chính phi Nguyễn Thị Ngọc Tú mất (khoảng năm 1640), chúa Trịnh Tráng vẫn thường xuyên qua lại chùa Khánh Quang để thắp hương tưởng nhớ người vợ yêu quý của mình.

Chùa Khánh Quang còn được biết đến là nơi truyền đạo của hai vị thiền sư nổi tiếng là Chuyết Chuyết và Minh Hành. Thiền sư Chuyết Chuyết (1590-1644) người Trung Quốc, pháp danh Hải Trừng, pháp hiệu Viên Vân, thường gọi Chuyết Công. Năm 1630, ngài cùng đệ tử là Minh Hành sang Việt Nam hoằng pháp. Ban đầu ở chùa Khán Sơn (Thăng Long), sau chuyển về chùa Phật Tích (Bắc Ninh).

Trong thời gian ở Đại Việt, Chuyết Công rất được chúa Trịnh Tráng và vua Lê tôn kính. Theo lời thỉnh cầu, ngài thường xuyên ghé thăm chùa Khánh Quang để thuyết pháp. Năm 1644, Chuyết Công viên tịch, được truy phong hiệu Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư.

Minh Hành (1596-1659) là đệ tử xuất sắc nhất của Chuyết Công, người Giang Tây, Trung Quốc, pháp hiệu Tại Tại. Từ năm 1630, ngài cùng thầy sang Đại Việt hoằng dương chánh pháp. Sau khi thầy mất, Minh Hành kế thừa trụ trì chùa Phật Tích. Năm 1659, ngài viên tịch, đệ tử lập tháp thờ tại chùa Phật Tích. Tại chùa Khánh Quang cũng có một tháp thờ và tượng đồng của Minh Hành.

Như vậy, có thể thấy chùa Khánh Quang là nơi ghi dấu sự hiện diện của hai vị cao tăng phật giáo đến từ Trung Quốc. Hai ngài đều có mối quan hệ thân thiết với chúa Trịnh Tráng và thường lui tới chùa Khánh Quang để truyền bá đạo Phật.

Sau thời kỳ hưng thịnh ban đầu, chùa Khánh Quang dần bị hư hỏng do chiến tranh và thời gian. Đến năm 1826, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1993, nhân dân địa phương cùng phật tử khắp nơi quyên góp để khôi phục, tôn tạo lại ngôi chùa cổ. Chùa được xây dựng trên nền đất cũ ở thôn Trạch Lâm, xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn, cách trung tâm Thanh Hóa 30 km về phía Bắc.

Ngôi chùa mới có quy mô khang trang, bề thế hơn xưa. Toàn bộ kiến trúc được xây dựng theo lối chùa cổ truyền, nhiều hạng mục quan trọng như: tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà tổ… Ngoài ra, chùa còn có tăng phòng, nhà khách, nhà bếp, giảng đường… tạo thành một quần thể kiến trúc đồ sộ nhưng vẫn rất hài hòa, tinh tế. Các hạng mục kiến trúc ở chùa đều thể hiện sự công phu, tinh xảo, phù hợp với nét văn hóa truyền thống.

Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa Khánh Quang diễn ra theo nghi lễ truyền thống, chư Tôn đức Giáo phẩm của Tông phong đã khai kinh, cúng ngọ, cung tiến Giác linh chư vị Tổ sư.

Một số hình ảnh được ghi nhận: 

Vũ Dũng - Thành Trung

 

Download Android Download iOS
BR-VT: Húy kỵ lần thứ nhất Ni trưởng Thích Nữ Như Nguyên tại chùa Hải Vân

PSO - Sáng 3-12, Sư cô Thích Nữ Huệ Trí, trụ trì chùa Hải Vân trang nghiêm tưởng niệm húy kỵ lần thứ nhất Ni trưởng Thích Nữ Như Nguyên tại chùa Hải Vân (phường 2, Tp.Vũng Tàu), nguyên Phó ban Kiểm soát GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên Phó ban Quản trị Tổ đình Huê Lâm, nguyên trụ trì chùa Hải Vân.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Kỹ thuật nhận diện và cảm xúc trong Đạo Phật chữa lành nối kết

Từ những kinh nghiệm giác ngộ chữa lành phiền não, Đức Phật đã trở thành bậc thầy chữa lành, người thầy thuốc của nhân loại. Nói khác đi, Đức Phật là bậc thầy tự chữa lành và có năng lực tư vấn chữa lành mọi tâm bệnh.

Cà Mau: Hai đôi bạn trẻ về chùa Kim Sơn làm lễ Hằng thuận

Sáng nay, ngày 01/12/2024, tại chùa Kim Sơn (TP. Cà Mau) đã diễn ra lễ Hằng thuận cho 2 đôi bạn trẻ: Nguyễn Dũng Liêm sánh duyên cùng Trần Hồng Phỉ và Vũ Nhật Quyết sánh duyên cùng Nguyễn Thị Nga.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online