26/03/2024 15:01

Thiền tịnh vấn đáp

Vì thương xót chúng sinh mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ bày 84.000 pháp môn để phù hợp với căn cơ, hoàn cảnh sống, đối tượng, nhân duyên của mỗi chúng sinh. Qua đó ai ai cũng dễ dàng tu học sớm liễu ngộ trí tuệ Bát nhã thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Trong đó có hai pháp môn thù thắng, được lịch đại Tổ sư hoằng truyền, Phật tử đón nhận nhiều hơn cả đó chính là pháp môn Thiền và Tịnh độ. Tuy Thiền và Tịnh độ là hai pháp môn hoàn toàn khác nhưng cả hai pháp môn này lại có sự liên kết, bổ trợ quan trọng trong việc tu hành đạo giải thoát. Pháp môn Tịnh độ thì dễ thành tựu, phù hợp với những chúng sinh bậc Hạ căn khó liễu ngộ Phật tính. Pháp môn Thiền thì phù hợp với bậc Thượng căn, tư chất lanh lợi. 

Trong Tứ liệu giản Thiền sư Vĩnh Minh có viết: “Có Thiền, có Tịnh độ như hổ mọc thêm sừng. Đời nay làm thầy người, đời sau là Phật tổ”. Bởi vậy từ xưa đến nay những kinh sách ca ngợi về hai pháp môn Thiền - Tịnh song tu thật không ít, song những sách chỉ bày, giải thích những câu hỏi khi niệm Phật tham thiền còn hạn hẹp. Vì nhẽ muốn làm lợi ích cho mọi người học Phật, hai biên dịch Tâm Quang - Pháp Thanh đã kết hợp hai phần Giải đáp những thắc mắc về pháp môn Tịnh độ và Tĩnh tọa vấn đáp thành cuốn Thiền - Tịnh vấn đáp giúp cho người tu thêm phần kiến thức, vừa có thể tu Tịnh kết hợp tu Thiền.

Nội dung cuốn sách Thiền - Tịnh vấn đáp gồm hai phần:

Phần mộtGiải đáp những thắc mắc về pháp môn Tịnh độ do Đại lão cư sĩ Lí Bỉnh Nam, vị thật tu thật chứng của Tịnh độ tông đương thời biên soạn với 534 câu hỏi - giải đáp những thắc mắc của người tu pháp môn Tịnh độ. Ngài dựa trên những kinh điển của Tịnh độ tạng, qua đó khai thị, sách tấn người tu Tịnh độ phải luôn chuyên cần, lấy tín - nguyện - hạnh làm tư lương để lên cõi Tây Phương Cực Lạc, giúp những Phật tử còn mông lung, chưa tin càng thêm tin vào giáo pháp của pháp môn Tịnh độ, những người đã tin, đã tu lòng tin lại thêm kiên cố. 534 câu hỏi cũng đại diện cho những giai đoạn mà người tu theo pháp môn Tịnh độ phải trải qua: từ khi phát nguyện, tìm hiểu giáo lý, thực hành niệm Phật, những chướng ngại trong việc tu hành, trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay làm sao để tu niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, v.v. tất cả đều được ngài khai thị, chỉ bày phương tiện.

Phần hai: Tĩnh tọa vấn đáp do Cư sĩ Trịnh Hồng Kì biên soạn. Phần này gồm 76 câu hỏi giúp người tu Thiền định có thể giải đáp những thắc mắc trong quá trình tu tập, hướng dẫn cách ngồi thiền, ăn uống một cách hợp lý, giúp người tu tránh khỏi lo lắng, có phương pháp thích hợp áp dụng vào cuộc sống hiện đại, tránh xa những tà kiến, từ đó dễ dàng nhập định, chứng đắc quả vị.

Vì thấy được sự thù thắng của hai pháp môn Thiền - Tịnh với mong muốn chia sẻ tri thức Phật học đến với độc giả muôn phương, hai biên dịch: Tâm Quang - Pháp Thanh đã tiến hành chuyển dịch bộ sách này từ tiếng Trung sang tiếng Việt. Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế - Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm đã cố gắng biên tập và thiết kế sách một cách cẩn thận, kỹ càng nhất, trân trọng giới thiệu, gửi tới độc giả ấn phẩm này. 

Khánh Hưng

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online