Tiền Giang: Chung kết văn nghệ tại khóa tu mùa hè “Con về tỉnh thức” năm 2023

PSO - Khóa tu mùa hè Đạo Phật với Tuổi Trẻ năm 2023 tại chùa Phước Thới, (khu IV, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) với hơn 500 tu sinh tham dự, do Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Tiền Giang phối hợp với Ban Trị sự huyện Cái Bè long trọng tổ chức.

Khóa tu năm nay có chủ đề “Con về Tỉnh thức”. Buổi tối 11/7/2023 (nhằm ngày 24/5 năm Quý Mão) đã diễn ra đêm chung kết văn nghệ với sự tỏa sáng của nhiều tiết mục.

Chương trình văn nghệ đêm chung kết được tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ buổi Sơ khảo vào tối 10/7/2023. Đây là môi trường thi đua, giao lưu tài năng và mang đậm yếu tố văn hóa nghệ thuật để các tu sinh tự tin thể hiện tài năng và góp phần cống hiến sức trẻ tạo nên ý nghĩa quan trọng, nâng cao giá trị tinh thần cho cuộc sống thêm đẹp.

Trước khi diễn ra đêm chung kết xếp hạng, SC.Liên Hiền - Ban TTTT khóa tu mùa hè “Con về Tỉnh thức” đã có buổi phỏng vấn TT.Thích Huệ Nhẫn, Phó trưởng Ban Ban Tổ chức khóa tu (Trưởng Ban Giám khảo chấm thi vòng sơ khảo, Phó Ban Giám khảo đêm chung kết) có đôi lời nhận xét: “Nhìn chung, các tu sinh kỳ này rất tiến bộ nhiều so với khóa tu kỳ trước, các em đăng ký biểu diễn 24 tiết mục, mỗi tiết mục đều mang dấu ấn Phật giáo cũng như tinh thần hiếu đạo đối với cha mẹ, và tình yêu quê hương. Trong đó, có những đội có nhiều sự sáng tạo trong biểu diễn làm cho tiết mục được tỏa sáng nhiều hơn, và tùy theo tiết mục ví như đơn ca thì có phần sâu lắng truyền tải được cảm xúc, bài ca làm cho người nghe xúc động. Ngoài ra, vài tiết mục múa tập thể  và các vũ điệu nói lên tình yêu Tổ quốc rất hùng tráng giúp cho các tu sinh hiểu thêm về tình yêu đất nước”.

Thành phần Ban Giám khảo chấm thi chung kết gồm có: TT.Thích Thiện Lưu - Phó trưởng BTS, Trưởng ban HDPT tỉnh Tiền Giang, Trưởng BTS Phật giáo huyện Cái Bè, Trưởng BTC Khóa tu; ĐĐ.Thích Tuệ Nhật - Phó chánh Văn phòng Ban HDPT Trung ương GHPGVN; TT.Thích Huệ Chơn - Phó trưởng Ban HDPT tỉnh Tiền Giang, Trụ trì chùa Phước Thới, Phó BTC Khóa tu; TT.Thích Huệ Nhẫn - Phó trưởng BTC; NT.Thích Nữ Như Nguyên - Ủy viên Thường trực BTS GHPGVN tỉnh, PhóbBan HDPT tỉnh; NS.Thích Nữ Như Huệ - Phó trưởng Ban HDPT tỉnh, Trưởng ban HDPT huyện Cái Bè, Phó BTC khóa tu và chư Tôn đức Tăng Ni trong Ban HDPT tỉnh Tiền Giang, BTS GHPGVN huyện Cái Bè. MC ĐĐ.Thích Đức Trường điều hành uyển chuyển và tạo không khí vui tươi suốt hội thi.

Nhằm tôn vinh giá trị bản sắc văn hóa và cội nguồn tâm linh dân tộc, cũng như giúp tuổi trẻ không quên giá trị cội nguồn, mở đầu là tiết mục múa “Máu Đỏ Da Vàng” do các Tình Nguyện viên chùa Phước Thới biểu diễn. Sau đó, TT.Thích Thiện Lưu, Chánh Chủ khảo đã đại diện cho BGK phát biểu khai mạc: “Chung kết đêm nay là buổi biểu diễn lại các tiết mục đã qua chọn lọc từ vòng sơ khảo; đồng thời sẽ xếp hạng nhất, nhì, ba và Thượng tọa nhắc nhở các thí sinh phải hát đúng nhạc, đúng  chất giọng, phong cách, nội dung phù hợp thì sẽ đạt kết quả cao…Vì vậy, các tu sinh phải cố gắng hết mình để đạt thành tích cao, tạo nên sự hùng hồn và phấn khởi cho đêm văn nghệ”.

Trong số 17 tiết mục lọt vào vòng chung kết thì có đến 5 tiết mục hát về công đức sinh thành, công ơn của cha mẹ và trách nhiệm làm con, đó là tiết mục của các chúng: Chân Trí, Chân Quả, Chân Đắc, Chân Ý. Tiết mục nhảy của chúng Chân Tuệ với “Mashup Hành Trình Thanh Xuân” tạo nên sự phấn khởi, tự tin và hào hứng cho cả hội chúng và ấn tượng ban đầu có MC tự giới thiệu cho tiết mục của đội. Tiếp theo, BGK cũng ấn tượng với phần dẫn chuyện của MC từ chúng Chân Quả về công ơn  biển trời của Mẹ và bài hát Mẹ Yêu Ơi của tu sinh nhí Hiểu Lan.

Tiết mục múa quạt tập thể của các tu sinh chúng Chân Sắc trong chiếc áo dài xinh xắn với chủ đề “Việt Nam Thịnh Vượng” qua nhận xét NT.Thích Nữ Như Nguyên là xuất  sắc nên Ni trưởng cho 9,5 điểm nóng. Từ đồng bằng xuôi về vùng Cao Nguyên do sự biểu diễn tu sinh Thái Kim Tuyến của chúng Chân Hội đưa các tu sinh về với nét đẹp văn hóa núi rừng, gắn bó và gần gũi với đời sống thiên nhiên hoang dã. Đơn ca của thí sinh Hy Bảo chúng Chân Tịnh với phần trình bày “Con Thành Tâm Sám Hối” tạo nên một luồng gió mới qua chất giọng truyền cảm và phong cách tự tin, trang phục phù hợp nên đa số BGK cho điểm khá cao.

Cuộc đời là bể khổ và MC của chúng Chân Pháp còn nêu ra những nguyên nhân khổ đau là do con người còn dính chấp được thể hiện qua màn diễn kịch nói Qua Thu Cuối Hạ Đông Sắp Tàn, tạo nên nét đặc sắc riêng. Bởi sự vô thường của thế gian thì khó ai mà có thể tránh khỏi nên con người phải chấp nhận và sống tích cực trong từng phút giây, đừng sa đà vào các tệ nạn và bị lòng tham chi phối để làm buồn lòng  đấng sinh thành.

Tạo thêm ấn tượng cho chương trình là tiết mục đơn ca của thí sinh Nguyễn Minh Trường thuộc chúng Chân Sắc với bài Chú Đại Bi Tiếng Phạn; múa Võ - Dòng Máu Lạc Hồng của chúng Chân Đắc tạo nên hào khí hùng hồn, đậm đà bản sắc dân tộc do các tu sinh nữ cầm gậy tre biểu diễn rất điêu luyện. Tiết mục múa Cây Đa Quán Dốc của chúng Chân Sắc như ôn lại từng kỷ niệm đẹp quê hương với quán xá, cây Đa, bến nước đi vào thơ ca như bức tranh đẹp của tâm hồn Việt. Tiếp theo, chúng Chân Cơ với tiết mục nhảy hiện đại hay tiết mục nhảy Kẻo Kè Kẻo Kẹt của chúng Chân Tuệ tạo sự tươi mát cho hội thi và được sự hưởng ứng sôi động cho toàn thể tu sinh.

Chương trình diễn ra hơn 2 tiếng nhưng đã tạo nên dấu ấn đặc sắc đêm chung kết văn nghệ bởi văn hóa nghệ thuật không chỉ là cốt lõi của sức sống dân tộc mà còn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Bởi nó giúp tâm hồn tu sinh sẽ thăng hoa cuộc sống nhất là âm nhạc Phật giáo, giúp mọi người vượt lên trên đời sống vật chất nhọc nhằn, hướng tới cái đẹp tâm hồn chân -thiện-mỹ.

Chương trình chung kết văn nghệ tại Khóa tu “Con về Tỉnh thức” năm 2023 mang một ý nghĩa sâu sắc, mang đậm yếu tố nghệ thuật mong muốn: Đưa tỉnh thức trở về, thất niệm là bóng đêm, chánh niệm là ánh sáng, cho thế gian tỏ rạng. Dù kết quả như thế nào cũng không phải là vấn đề quan trọng lắm vì tất cả các thí sinh đã cố gắng phấn đấu và nỗ lực hết mình. Mặt khác, các thí sinh đã góp phần tạo nên sân chơi bổ ích, lành mạnh, tạo môi trường rèn luyện kỹ năng được ca hát và giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tìm ra những tài năng sáng giá. Hy vọng, các thí sinh sẽ có nhiều đóng góp cho Đạo Phật và xã hội không chỉ hôm nay mà ngay cả mai sau.

Sau đây là một số hình ảnh đêm chung kết:

SC.Liên Hiền - Quốc & Trung

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online