Tiền Giang: Khóa tu Bát Quan Trai định kỳ tháng 7 âm lịch tại chùa Linh Phong

PGSO – Ngày 23/8/2023 (mùng 8 tháng 7 năm Quý Mão), Ni trưởng Thích Nữ Tắc Hoa – Trụ trì chùa Linh Phong (TT.Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã tổ chức Khóa tu Bát Quan trai định kỳ cho hơn 150 Phật tử tại đạo tràng tham dự tu học.

Khóa tu Bát Quan trai tại chùa Linh Phong được tổ chức định kỳ vào ngày mùng 8 âm lịch mỗi tháng, quý Phật tử trở về tu học thường xuyên trên 150 vị. Tại mỗi khóa tu, ngoài việc thực hành các thời khóa tụng niệm, kinh hành, thiền tọa, …; Ni trưởng Trụ trì luôn dành thời gian để thỉnh chư Tôn đức Giáo phẩm, chư Tôn đức trong Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh về thuyết giảng giáo lý, giúp hàng Phật tử hiểu rõ hơn về giáo pháp Đức Phật, từ đó có niềm tin chân chánh trong các pháp môn tu tập của mình.

Tại đại Giới đàn Huệ Đăng năm 2023 do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức vừa qua, Phật tử đạo tràng Linh Phong có hơn 10 Phật tử cầu thọ Bồ Tát giới. Vì thế, tại khóa tu kỳ này, Ban Tổ chức đã cung thỉnh Ni sư Thích Nữ Diệu Tâm - Ủy viên Thường trực BTS, Trưởng ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Tiền Giang, Ủy viên Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh chia sẻ về “Những điều cần hiểu rõ của Phật tử tân học Bồ tát giới.”

Trong các đại giới đàn (cấp tỉnh, thành) hiện nay, các giới tử thọ nhận giới Bồ tát theo tinh thần Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh. Giới pháp này được truyền trao cho các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni và thiện nam tín nữ cư sĩ phát tâm thọ trì. Riêng hàng Phật tử phát tâm thọ học Bồ tát giới sẽ được chư Tôn đức truyền cho 6 giới trọng và 28 giới khinh đây là theo quan điểm của Ưu-Bà-Tắc Giới Kinh (Đại Chính, tập 24), gồm:

Sáu giới trọng (phạm tội nặng) là:

  1. Không được sát sanh.
  2. Không được trộm cắp.
  3. Không được tà dâm.
  4. Không được nói dối.
  5. Không được nói lỗi của người tại gia và xuất gia.
  6. Không được bán rượu.

Hai mươi tám giới khinh (phạm tội nhẹ-sơ ý) là:

  1. Không cúng dường cha mẹ, sư trưởng.
  2. Say đắm rượu chè.
  3. Gặp người bệnh khổ có ý gớm ghê, không chăm sóc.
  4. Thấy người đến xin, không tùy sức mình mà bố thí ít nhiều, để cho người đến xin ra về tay không.
  5. Gặp các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni hoặc các vị Ưu-bà-tắc thọ giới trước, không đứng dậy tiếp đón, lễ lạy.
  6. Thấy Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di phạm giới, bèn sinh tâm kiêu mạn, cho rằng mình hơn họ.
  7. Mỗi tháng không thọ sáu ngày Bát quan trai giới, không cúng dường Tam bảo.
  8. Trong vòng 40 dặm có chỗ giảng kinh thuyết pháp mà không đến nghe.
  9. Thọ dụng đồ dùng của chư Tăng, như ngọa cụ, giường, ghế, v.v...
  10. Nghi nước có trùng mà vẫn cố ý uống.
  11. Không có bạn mà vẫn đi một mình vào trong chỗ nguy hiểm.
  12. Một mình ngủ lại tại chùa Ni nếu là Ưu-bà-tắc (hoặc chùa Tăng nếu là Ưu-bà-di).
  13. Vì tiền của mà đánh đập chửi rủa tôi tớ, hoặc người ngoài.
  14. Đem thức ăn thừa bố thí cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di khác.
  15. Nuôi những loài ăn thịt như mèo, chồn...
  16. Nuôi dưỡng voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà hoặc các loại súc vật khác mà không chịu tịnh thí cho người chưa thọ giới.
  17. Không chứa sẵn y, bình bát, tích trượng để cúng dường chúng Tăng.
  18. Làm nghề canh tác sinh sống, không tìm chỗ nước sạch, đất cao ráo để trồng trọt.
  19. Làm nghề mua bán: lúc bán hàng, một khi đã đồng ý giá cả, không được lật lọng, đem bán cho người trả giá đắt hơn; lúc mua hàng, nếu thấy người bán cân lường gian lận, phải nói lỗi họ, để họ sửa đổi.
  20. Hành dục không đúng chỗ, không đúng thời.
  21. Làm nghề thương mại, công nghiệp v.v..., không chịu nộp thuế, hoặc khai thuế gian lận.
  22. Vi phạm luật pháp nhà nước.
  23. Có lúa mới, hoa trái, dưa rau các thứ đầu mùa, không hiến cúng Tam bảo mà thọ dụng trước.
  24. Tăng già không cho phép mà vẫn thuyết pháp, tán thán quan điểm riêng của mình. 25. Ra đường dành đi trước Tỳ-kheo, Sa-di.
  25. Trong lúc phân phối thức ăn cho chư Tăng, sinh tâm thiên vị, lựa những món ngon, nhiều hơn phần người khác, để cúng dường thầy mình.
  26. Nuôi tằm lấy tơ.
  27. Đi đường gặp người bệnh, không tìm phương tiện chăm sóc, hoặc nhờ người khác chăm sóc. (Trích lược theo Ưu-Bà-Tắc Giới Kinh, HT.Thích Tịnh Nghiêm dịch).

Đối chiếu hai bộ giới bản Phạm Võng và Ưu-Bà-Tắc Giới Kinh, chúng ta thấy có nhiều điểm khác biệt. Quan trọng nhất, Ưu-Bà-Tắc Giới Kinh (hay Tại Gia Bồ Tát Giới Kinh) là giới Bồ tát của riêng hàng Phật tử tại gia, còn Phạm Võng là giới Bồ tát chung cho cả hàng xuất gia lẫn tại gia.

Cho nên, hàng cư sĩ thọ giới Bồ tát Phạm Võng thì phải giữ giới trọng thứ 3 “Không dâm dục”, trong khi hàng cư sĩ thọ giới Bồ tát theo Ưu-Bà-Tắc Giới Kinh thì chỉ giữ giới trọng thứ 3 “Không tà dâm” (vẫn có liên hệ sinh lý với bạn đời nhưng phải đúng chỗ, đúng lúc-Giới khinh thứ 20).

Mặt khác, trong 34 giới của Ưu-Bà-Tắc Giới Kinh thì không thấy quy định rõ ràng về trường trai nhưng nếu thọ giới theo Bồ tát Phạm Võng phải ăn chay trường, giữ giới khinh thứ 3 “Không được ăn các thứ thịt”.

Tóm lại, hàng cư sĩ phát tâm Bồ-đề thọ nhận giới Bồ tát Phạm Võng phải trường trai, tuyệt dục như Tăng sĩ nên không phải ai cũng thọ nhận và hành trì được. Do đó, thọ trì giới Bồ tát theo tinh thần Ưu-Bà-Tắc Giới Kinh là một giải pháp khả thi và phổ cập cho hàng cư sĩ Phật tử.

Tại buổi thuyết giảng, Ni sư Thích Nữ Diệu Tâm cũng dành thời gian để trả lời một số câu hỏi của Phật tử xoay quanh việc thọ học và hành trình Bố Tát giới tại gia. Qua đó củng cố thêm sự hiểu biết và lòng tin của Phật tử đối với pháp môn tu tập này. Chúc Phật tử đạo tràng luôn tinh tấn.

Một số ảnh ghi nhận:

 

Tin: Ngọc Bối - Ảnh : An Hiền

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Khởi công xây dựng 3 nhà tình thương cho hộ nghèo xã Tam Giang

Sáng nay, ngày 26/12/2024, tại xã Tam Giang huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau, ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh phối hợp cùng sở Tư pháp tổ chức khởi công xây dựng 3 căn nhà tình thương, trị giá gần 200 triệu cho hộ nghèo.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online