Tiền Giang: Ni trưởng Thích Nữ Như Như thuyết giảng tại khóa Bồi dưỡng Luật học Ni giới

Nghe đọc bài:

PSO – Ngày 17/4/2025 (20/3/Ất Tỵ) trong không khí trang nghiêm của Khoá Bồi dưỡng Luật học Ni giới lần 3 tổ chức tại chùa Tịnh Nghiêm (TP.Mỹ Tho), Ni trưởng Thích Nữ Như Như – Phó trưởng ban Thường trực PBNG TƯ, Chứng minh PBNG tỉnh BR-VT, Trụ trì Ni viện Thiện Hòa (tỉnh BR-VT) quang lâm chia sẻ chuyên đề về “Tầm quan trọng của Bát Kỉnh Pháp trong đời sống tu tập của Ni giới” đến hơn 200 chư Ni tham dự.

Quang cảnh buổi học

Mở đầu buổi thuyết giảng Ni trưởng có lời tán thán NT.Thích Nữ Tịnh Nghiêm - Trưởng Phân ban và chư Tôn đức Ni trong PBNG tỉnh Tiền Giang đã mở lớp Luật học cho chư Ni tỉnh nhà có thêm nền tảng kiến thức kiên cố cho con đường tìm về bảo sở.

Đồng thời, Ni trưởng cũng nhắc nhở đến chư Ni rằng Giới luật là một môn học đòi hỏi cả một quá trình nhiều năm nghiên cứu, học hỏi và hành trì cho thuần thục như Kiết giới, Yết-ma…. Mới có thể đạt được kết quả tốt đẹp.

Ni trưởng Thích Nữ Như Như – Phó trưởng ban Thường trực PBNG TƯ, Chứng minh PBNG tỉnh BR-VT thuyết giảng tại Khóa Bồi dưỡng Luật học do PBNG Tiền Giang tổ chức

Trước khi thuyết giảng về Bát Kỉnh Pháp, Ni trưởng giới thiệu sơ lược về nguồn gốc dòng họ Cam Giá và Thánh mẫu Kiều Đàm Di - Đại Ái Đạo.

Bát Kỉnh Pháp (P.Garudhamma, Sr.Guru-dhamma): Là tám điều luật tôn trọng hoặc tám nguyên tắc đáng kính. Là tám phương pháp, tám bộ quy tắc mà Ni giới phải vâng giữ khi đăng đàn thọ Cụ túc giới, chính thức bước vào hàng ngũ Tỳ kheo ni.

1- Một Tỳ kheo ni, dù có trăm tuổi hạ khi gặp thầy Tỳ kheo mới thọ giới Cụ túc cũng phải chào hỏi, đảnh lễ và thực hành tất cả những bổn phận thích nghi đối với vị Tỳ kheo.

2- Một Tỳ kheo ni không được khiển trách hay nặng lời đối với một vị Tỳ kheo trong bất kỳ trường hợp nào.

3- Tỳ kheo ni không được ngăn Tỳ kheo xét tội, thuyết giới, tự tứ hay nói lỗi của Tỳ kheo. Trái lại, Tỳ kheo được quyền cử tội Tỳ kheo ni.

4- Muốn thọ trì Cụ túc giới phải thông qua hai bộ Tăng: Tỳ kheo ni và Tỳ kheo.

5- Nếu Tỳ kheo ni phạm tội hữu dư (Tăng tàn) thì phải đến trước hai bộ Tăng thực hành pháp Ý hỷ (Ma na đỏa) trong thời gian nửa tháng.

6- Nửa tháng phải đến bên Tỳ kheo Tăng cần cầu dạy bảo.

7- Không được an cư kiết hạ ở địa phương nào không có Tỳ kheo ở.

8- Khi an cư xong, phải đến Tỳ kheo Tăng cầu ba sự tự tứ: thấy, nghe và nghi.

Qua đây, Ni trưởng khẳng định Bát Kỉnh Pháp là một văn hóa, là một tràng hoa làm tôn lên nét đẹp của Ni giới. Nếu chúng ta đánh mất Bát Kỉnh Pháp chúng ta sẽ không còn là một người Ni trong Tăng đoàn.

Ni trưởng cũng nhắc về Tầm quan trọng của Bát Kỉnh Pháp, dẫu người xưa không còn nhưng những việc làm, những giá trị mà người xưa để lại vô cùng trân quý đối với thế hệ chúng ta. Nhờ Thánh mẫu Đại Ái Đạo mà ta hiểu được những nghĩa lý thâm sâu trong giáo pháp của Đức Như Lai, được thực hành những lời dạy vô cùng trân quý, được xuất gia tu học, khoác lên mình chiếc áo giải thoát của Như Lai.

“Đây Ni chúng noi mình nâng chí khí.

Dòng Kiều Đàm tô rạng vẻ oai linh.

Nét hoằng dương tô đẹp ý diệu lành.

Tạo giềng mối chánh chơn cho hậu thế”.

Kinh qua tiến trình lịch sử về giá trị và vị trí của người nữ trong xã hội nói riêng và Ni giới nói chung, Ni trưởng đã nêu ra những khuyết điểm, những điều còn chưa hoàn thiện của Ni giới đặc biệt là chư Ni trẻ, đã ảnh hưởng đến những giá trị cao quý của Ni đoàn. 

Trong thời đại phát triển việc áp dụng Bát Kỉnh Pháp dường như đã lỏng lẻo và bị xem nhẹ. Thế cho nên, việc không tuân thủ Bát Kỉnh Pháp sẽ rất dễ đưa đến những hệ lụy và khó khăn. Ni trưởng dạy rằng chỉ có áp dụng Bát Kỉnh Pháp chúng ta mới có thể dẹp bỏ sự ngã mạn của bản thân. Và tôn kính Bát Kỉnh Pháp không chỉ nằm ở việc tôn kính chư Tăng mà nó còn là thể hiện sự khiêm cung, cung kính, vâng lời đối với Thầy Tổ. Chỉ khi vâng giữ Bát Kỉnh Pháp chính chúng ta mới giữ được cho bản thân cái lề đạo đức, và đó còn là ánh đuốc soi đường cho Ni giới tu tập, là nền văn hóa và đạo đức của một con người.

Mở rộng hơn trong đời sống hiện nay, Ni trưởng đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai thế hệ Thầy và Trò, thì giá trị và vai trò của Bát Kỉnh Pháp còn là chất dẫn để vị Thầy un đúc, toi luyện người đệ tử; là sự cung kính, khiêm cung của người đệ tử đối với bậc Thầy tôn kính của mình.

Cuối bài giảng, Ni trưởng khẳng định rằng chỉ có nương Giáo hội, nương Bát Kỉnh Pháp mỗi người chắc chắn sẽ có một hướng đi đúng đắn trong giáo pháp của Đức Như Lai. Giữ gìn Giới luật và nguyện theo bước chân Thánh mẫu thì dù có gió cuốn mây bay nhưng vẫn không lay động được giá trị cao quý mà Bát Kỉnh Pháp mang lại cho Ni giới.

Diệu Trang - Minh Thuận

Download Android Download iOS
[Video] Văn phòng 2 Trung ương báo cáo các công việc phụ trách về Đại lễ Vesak LHQ 2025

Sáng 17- 4, tại Trụ sở Văn phòng 2 Trung ương — Thiền viện Quảng Đức (TP. HCM), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, cùng chư Tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã chủ trì phiên họp Văn phòng 2 Trung ương báo cáo công việc phụ trách về Đại lễ Vesak LHQ 2025.

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Đồng bào Khmer TP.HCM đón Tết Chol Chnam Thmay ý nghĩa tại Chùa Candaransi

Những ngày giữa tháng 4, trong không khí hân hoan và ấm cúng, đồng bào Khmer sinh sống tại TP.HCM đã vui đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay tại chùa Candaransi (quận 3). Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của cộng đồng Khmer Đông Nam Bộ, nơi gìn giữ bản sắc văn hóa tâm linh truyền thống giữa lòng thành phố hiện đại.

Hành trình thiện duyên - Tuổi trẻ đồng hành làm tượng Phật cúng dường Đại lễ Vesak 2025

Giữa không khí hướng về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, nhóm Phật tử trẻ mang tên “Hành trình thiện duyên” đã tích cực tham gia chiến dịch tôn tạo 10.000 tượng Phật cúng dường do nhóm Tâm Hoa Hạnh phát động. Với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết và chánh tín, nhóm đã lan tỏa năng lượng tích cực và góp phần khơi dậy Bồ-đề tâm trong cộng đồng Phật

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online