Tiền Giang: Thượng tọa Thích Phước Nguyên chia sẻ đề tài “Giới và Luật – Trách nhiệm của vị Trụ trì”

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 8/12/2024, Thượng tọa Thích Phước Nguyên - Phó tổng Thư ký, Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN đã quang lâm về chùa Vĩnh Tràng (TP.Mỹ Tho) để có buổi chia sẻ đến với chư Tăng Ni hành giả tham dự khóa tu Kiết Đông lần 2 do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức.

Cung thỉnh Thượng tọa Chủ giảng quang lâm hội trường

Thượng tọa Thích Phước Nguyên bày tỏ hoan hỷ trước sự nhóm họp tu tập như Pháp của Tăng đoàn Phật giáo tỉnh Tiền Giang qua hình thức kiết Hạ và kiết Đông cũng như sự điều hành Phật sự của TT.Thích Quảng Lộc – UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh. Thượng tọa cho rằng một tập thể lớn mạnh là nhờ các thành viên trong tập thể đó nỗ lực hoàn thành trách vụ mà mình đang đảm nhận. bên cạnh vị đứng đầu tập thể phải biết nghệ thuật quán lý và điều hành.

Thượng tọa Thích Phước Nguyên - Phó tổng Thư ký, Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN chia sẻ tại khóa Huân tu Kiết đông lần 2

Chuyên đề Thượng tọa thuyết trình lần này với chư hành giả khóa Kiết đông là “Giới và Luật – Trách nhiệm của vị Trụ trì”. Đề tài được Thượng tọa chia làm hai mệnh đề chính.

Một là khái niệm về “Giới luật”. Theo Thượng tọa, Giới luật thường được xem là nguyên tắc Đạo đức chứ không phải là mệnh lệnh áp đặt. Nó là phương tiện thiết thực để nuôi dưỡng lòng Từ bi và an lạc.

Giới luật không phải là nguyên tắc để chúng ta tin theo một cách mù quáng mà là những phương thức để nuôi dưỡng Chánh niệm và sự Tỉnh thức. Nó tạo ra điều kiện để người thực hành có được hạnh phúc và giải thoát đích thực. Việc hiểu rõ các Giới luật Phật giáo giúp chư hành giả điều hướng được những sự phức tạp trong cuộc sống bằng Trí tuệ và lòng Từ bi.

Chư Tôn đức tham dự khóa Huân tu Kiết đông lần 2

Có hai khái niệm cần phải hiểu rõ trong việc tìm hiểu và thực hành Giới luật đó là SilaVinaya.

Sila là đề cập đến Đạo đức được thể hiện qua 3 nghiệp: thân, khẩu, ý. Còn Vinaya là các quy tắc, những hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ việc trao dồi Sila.

Giới luật Phật giáo được xây dựng trên lòng Từ bi của Đức Phật đối với các đệ tử. Vì vậy giới luật không phải là tùy tiện mà chế. Trong lịch sử ghi nhận Đức Phật chỉ chế ra giới luật khi có người vi phạm, nhằm để điều chỉnh những sai phạm làm giảm mất hình ảnh tốt đẹp về đạo đức của chư tăng, hỗ trợ con đường đi đến giải thoát giác ngộ của chúng đệ tử.

Việc tùy phạm mới chế định giới luật của Đức Phật đã nói lên được sự thích ứng của Giới điều, phù hợp với quá trình chung sống của Tăng đoàn. Điều này cũng thể hiện được lòng Từ bi và Tuệ giác của Đức Phật.

Phần thứ hai mà Thượng tọa chia sẻ đến với chư hành giả tại buổi thuyết trình là trách nhiệm của vị Trụ trì cơ sở tự viện.

Trụ trì là vị có trách nhiệm quản lý cơ sở tự viện, hướng dẫn Phật tử, dạy dỗ đồ chúng. Vai trò của người trụ trì rất phong phú, đòi hỏi người muốn hoàn thành trách vụ này phải có sự nỗ lực rất lớn. Bởi lẽ vị trụ trì là người hướng dẫn tâm linh, người quản lý chùa, người kết nối cộng đồng. Cho nên có thể xem người Trụ trì vừa là Kinh sư, Giảng sư, Thiền sư, Giáo thọ sư, Nhà ngoại giáo, Nhà tâm lý học, ... Trách nhiệm chính của người Trụ trì là giữ gìn giáo pháp, đào tạo đệ tử và thực hành đạo đức trong xã hội.

Với thâm tình của người Pháp lữ, Thượng tọa Thích Phước Nguyên đã dành thời gian chia sẻ nhiều mẫu chuyện đời thực trong chốn thiền môn để chư hành giả chiêm nghiệm. Qua đó mọi người cảm nhận được hương vị an bình, làm chất liệu và nguồn động lực thúc đẩy sự tinh tấn tu tập và hành đạo.

Thượng tọa cho rằng vị Trụ trì phải có biện pháp xử lý các vụ việc xảy ra tại bổn tự. Có đức độ và biết vận dụng hợp lý khi giải quyết các vấn đề phù hợp với bối cảnh. Dám nói, dám nghĩ, dám làm, chịu trách nhiệm, có tư duy, sáng tạo, hành động vì lợi ích cho đại chúng. Theo Thượng tọa, người lãnh đạo tuyệt vời phải làm được 3 việc: Làm tốt, truyền đạt người kế thừa và kiểm soát quá trình thực hiện.

TT.Thích Quảng Lộc – UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh dâng lời tri ân đến Thượng tọa Chủ giảng

Thay mặt Thường trực BTS cũng như Ban Tổ chức khóa Kiết Đông, TT.Thích Quảng Lộc gửi lời niệm ơn đến sự quan tâm của Thượng tọa Thích Phước Nguyên đã dành cho Phật giáo Tiền Giang. Đối với Tăng Ni thành viên BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang luôn ghi niệm ân đức mà chư Phật, chư Tổ tiền bối đã dày công xây dựng; luôn sẳn sàng phát tâm phụng sự Phật pháp nhưng vẫn còn ít kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, rất mong được sự quan tâm nhắc nhở nhiều hơn nữa của chư Tôn đức HĐCM và HĐTS. Kính chúc Thượng tọa Phó tổng Thư ký, Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội nhiều sức khỏe để hoàn thành trách nhiệm mà Giáo hội giao phó.

Như Tùng - Trung Thượng

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online