Tiền Giang: Thượng tọa Thích Phước Nguyên chia sẻ một số điều trong chương trình mục tiêu,  phương hướng hoạt động của Hội đồng Trị sự GHPGVN nhiệm kỳ IX

PSO - Buổi chiều ngày 22/6/2023, nhận lời mời của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang, Thượng tọa Thích Phước Nguyên –  Phó Tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN đã quang lâm về chùa Vĩnh Tràng (ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho) chia sẻ với chư Tôn đức Tăng Ni trong tỉnh một số điều trong chương trình mục tiêu,  phương hướng hoạt động của Hội đồng Trị sự GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022-2027).

Nằm trong khuôn khổ chương trình triển khai Văn kiện Đại hội Đại biểu GHPGVN toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022 – 2027 do Ban Tri sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức; buổi thuyết trình của Thượng tọa Thích Phước Nguyên có sự tham dự của Thượng tọa Thích Quảng Lộc – UV HĐTS, Trưởng ban BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang; Hòa thượng Thích Giác Nhân -UV HĐTS, Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh; chư Tôn đức Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh: TT.Thích Nhuận Đức, TT.Thích Thiện Lưu, TT.Thích Giác Nguyên, ĐĐ.Thích Huệ Phát, NT.Thích Nữ Tịnh Nghiêm, NT.Thích Nữ Huệ Năng; chư Tôn đức trong BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang, BTS Phật giáo 11 huyện, thị, thành trong tỉnh; chư Tôn đức Ban Chức sự và chư hành giả An cư tại bốn Trường hạ trong tỉnh năm 2023.

Tại buổi thuyết trình, Thượng tọa Thích Phước Nguyên đã thông qua nội dung Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022 - 2027, gồm có 12 mục. Trong đó, về phương hướng hoạt động cảu nhiệm kỳ có 12 mục tiêu cần phải quan tâm thực hiện. Mục 2 của Phương hướng này là: “Nâng cao năng lực quản trị hành chính và điều hành Phật sự của Giáo hội. Xâydựng Giáo hội số theo xu thế thời đại. Kiện toàn và hoàn thành các trung tâm điều hành điện tử của hai văn phòng Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN các địa phương”.

Thượng tọa đã giải thích các khái niệm thế nào là “quản trị, quản trị hành chính”, thế nào là “lãnh đạo, điều hành Phật sự”; yếu tố của “quản trị” và ứng dụng “quản trị” trong đời sống tu tập.

Thượng tọa đã định nghĩa từ ngữ “quản trị” theo khoa học ngôn ngữ, để từ đó thấy được các phạm trù quản trị trong cuộc sống, lợi ích thiết thực của nghệ thuật quản trị trong cuộc sống đời thường đạt đến mục tiêu nhất định.

Trong công tác Phật sự, theo từng cấp của Giáo hội, người lãnh đạo phải có kế hoạch, phương hướng hoạt động ngắn hạn, dài hạn cụ thể. Tổ chức nhân sự phù hợp với từng công việc, vụ việc và định hướng nhân lực lâu dài, ....Phân bổ thời gian làm việc hợp lý.

Hệ thống kỷ năng làm việc, quản lý trong các Phật sự, quản lý khả năng tư duy của bản thân, tư duy kinh nghiệm để lấy đó làm tin hoa làm việc; tư duy khả năng để thấy năng lực của người khác mà điều hành.

Hệ thống tuân thủ, pháp luật, giới luật. Một vị tu sĩ Phật giáo phải tuân thủ Pháp luật, Giới luật và Giáo luật, có như vậy mới phát triển giá trị bản thân và làm cho tập thể Tăng đoàn thanh tịnh.

Như vậy người “quản trị” là người biết hoạch định Kế hoạch, tổ chức Nhân sự, hệ thống Kỷ năng và hệ thống Tuân thủ để đạt đến mục tiêu nhất định trong cuộc sống.

Để thực hiện thành tựu các mục tiêu, phương hướng nhiệm kỳ mà Trung ương Giáo hội đề ra, đòi hỏi tất cả Tăng Ni Phật giáo đồ Việt Nam phải đoàn kết một lòng, quyết tâm thực hiện, chư Tôn đức đang nhận trách nhiệm trong Ban Trị sự GHPGVN các cấp phải biết các phân bổ, cắt đặt công việc cho phù hợp với từng con người trong Giáo hội để đạt đến mục tiêu đã đề ra.

Phát biểu cảm niệm đến Thượng tọa Phó tổng Thư ký, Chánh Văn phòng II Trung ương GHPGVN; Thượng tọa Thích Quảng Lộc bày tỏ niềm hoan hỷ và sự quan tâm chia sẻ hết sức thâm tình của Thượng tọa Thích Phước Nguyên. Kính chúc Thượng tọa luôn nhiều sức khỏe để cùng gánh vác các trọng trách với chư Tôn đức lãnh đạo Trung ương GHPGVN, góp phần làm cho Phật giáo ngày càng lớn mạnh trong lòng dân tộc Việt Nam.

Ban TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online