Tiền Giang: Tổ chức Triển khai Văn kiện Đại hội Đại biểu GHPGVN toàn quốc lần thứ IX đến Tăng Ni

PSO – Sáng ngày 22/6/2023 (mùng 5 tháng 5 năm Quý Mão) tại Giảng đường Huệ Đăng – Chùa Vĩnh Tràng, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong TP.Mỹ Tho; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền giang trọng thể tổ chức Triển khai Văn kiện Đại hội Đại biểu GHPGVN toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022 - 2027 đến Tăng Ni trong tỉnh.

Thay mặt Ban Tổ chức, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - Ủy viên HĐTS, Trưởng ban BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang cho biết: Nhằm để cho chư Tăng Ni trong tỉnh nắm bắt kịp thời các Văn kiện Đại hội Đại biểu GHPGVN toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022 - 2027 cũng như nội dung Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII, 2022 và Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN vừa ban hành; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã kiền thỉnh chư Tôn đức Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN về triển khai những nội dung trên đến với chư Tôn đức Tăng Ni lãnh đạo BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang, BTS Phật giáo các huyện, thị, thành và chư hành giả An cư trong toàn tỉnh.

Trong buổi thuyết trình đầu tiên, Khóa học được cung đón Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế Trung ương GHPGVN quang lâm chia sẻ ý nghĩa của việc tu chỉnh hiến chương GHPGVN lần thứ VII, quy định mới về tu chỉnh Hiến chương để chư Tăng Ni có cái nhìn mới và chính xác về việc tu chỉnh Hiến chương.

Hòa thượng cho biết, năm 1981 GHPGVN ra đời hoạt động trên nền tảng Hiến chương quy định, tuân thủ theo luật Phật và luật pháp Nhà nước, tôn trọng sự tu tập của các hệ phái Phật giáo có mặt trên đất nước Việt Nam. Mục đích là hoằng dương chính pháp, bảo hộ quyền lợi chính đáng của Tăng, Ni, Phật tử và phục vụ nhân sinh.

Suốt 9 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, từng thời kỳ, Hiến chương GHPGVN được tu chỉnh cho phù hợp như: Hiến chương 1981 gồm có: 11 chương 46 điều. Hiến chương tu chỉnh lần thứ 6 gồm 13 chương, 71 điều. Việc tu chỉnh lần này cũng kế thừa tinh thần Hiến chương trước đây. Tuy nhiên để phù hợp với nhu cầu phát triển của GHPGVN và Pháp luật của Nhà nước hiện hành; lần tu chỉnh này gồm 14 chương, 87 điều. Hơn lần 6 là 01 chương, 16 điều. Nhiều hơn vì là để có thể phù hợp lâu dài, mang tính chiến lược với tầm nhìn xa. Vừa đảm bảo giới luật Phật, vừa đảm bảo sinh hoạt của Tăng Ni trong cơ chế Nhà nước Hiện hành.

Quy chế của Ban Tăng sự Trung ương căn cứ theo Hiến chương để cụ thể hóa các chương điều để hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử thực hiện. Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN cũng thể chế hóa các chương điều để hướng dẫn chuyên ngành.

Hiến chương lần này có một điểm mới hoàn toàn so với trước đây, đó là việc thành lập cấp hành chính thứ tư - Ban Quản trị tự viện, Tổ chức Tôn giáo trực thuộc, để phù hợp với Luật Tín ngưỡng Tôn giáo hiện hành.

Hiến chương lần này cũng làm rõ tài sản của Giáo hội, giúp cho Giáo hội được quyền đăng ký pháp nhân phi thương mại với Pháp luật Nhà nước quy định.

Hòa thượng cũng dành thời gian nhắc lại 12 điểm nhằm định hướng và phát triển Giáo hội trong thời gian tới.

Với thời lượng quy định, Hòa thượng chỉ chia sẻ một số điểm cơ bản của hiến chương sửa đổi, còn những việc cụ thể để thực hiện, HĐTS sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể đến Tăng Ni thực hiện cho đồng bộ. Hòa thượng khuyến tấn chư Tôn đức Tăng Ni phải tin tưởng vào Giáo hội bởi đó là thành quả kết tinh của chư Tôn đức Hòa thượng tiền bối Phật giáo Việt Nam.

Cuối buổi thuyết trình của Hòa thượng Thích Huệ Thông, TT.Thích Quảng Lộc thay mặt Ban Tổ chức tác bạch cảm ơn đến Hòa thượng. Thượng tọa bày tỏ mong muốn của Tăng Ni Phật giáo đồ Tiền Giang muốn có được khung pháp lý để thực hiện đúng đắn theo tinh thần Hiến chương Giáo hội trong quá trình hoằng pháp và an thân tu tập.

Được biết, Khóa học sẽ tiếp tục lắng nghe Hòa thượng Thích Thiện Thống - Phó chủ tịch HĐTS, Phó trưởng Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN; Thượng tọa Thích Phước Nguyên – Phó tổng Thư ký, Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN và Thượng tọa Thích Minh Nhẫn – Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó chánh Văn phòng 2 Trung ương, Phó ban Thường trực Ban Thông tin Truyền thông Trung ương GHPGVN báo cáo các chuyên đề trong phương hướng hoạt động sắp tới của GHPGVN.

    

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo Tiền Giang

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online