TP.HCM: Chùa Pháp Tạng trang nghiêm đón mừng Khánh đản Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni PL.2564 – DL.2020

PSO – Cách đây 2644 năm, tức năm 624 trước Tây lịch, một sự kiện vĩ đại, hy hữu đã diễn ra tại Ấn Độ cổ đại. Hoa trời tuôn rải, nhạc trời lừng vang trong ánh vàng rực rỡ, chúng sinh trong ba cõi như được tắm mình trong ánh hào quang Bi – Trí – Dũng của đấng Pháp Vương tối thượng. Giờ đây, một mùa sen nữa đang rộ nở, tỏa ngát hương đón mừng ngày Khánh đản của Ngài – một đấng Cha Lành của tam thiên, đại thiên thế giới – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Cùng hòa chung niềm vui của những người con Phật khắp mọi phương, ngày 07/5/2020 (nhằm ngày 15/04 năm Canh Tý), chùa Pháp Tạng (C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) hân hoan đón mừng Khánh Đản của Đức Thế Tôn, cùng với các hoạt động như: Khóa lễ phóng sanh, tụng kinh niệm ân Phật, lễ tắm Phật, lễ kỳ an kỳ siêu, lễ quy y Tam bảo và dâng những phẩm vật lên chư Tôn đức Tăng Ni để chuẩn bị một mùa hạ mới. 

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có sự hiện diện của: Đại đức Thích Trí Huệ – Ủy viên Thường trực Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Trụ trì chùa Pháp Tạng, cùng chư Tôn đức Tăng Ni và quý thiện nam tín nữ gần xa trở về.

Trong thời điểm xã hội phòng chống với dịch bệnh Covid-19, tuy rằng các lệnh giãn cách đã được gỡ bỏ, nhưng vẫn đảm bảo các khâu vệ sinh sát khuẩn và khẩu trang trong suốt quá trình buổi lễ diễn ra.

Chương trình bắt đầu bằng lễ phóng sanh, đưa những loài thủy tộc về chốn an vui.

Cạnh dòng kênh phóng sanh quen thuộc của chùa, với lòng tri ân đến Đức Bổn Sư, chư Tôn đức đã thiết trí khu vườn Lâm Tỳ Ni, nơi tôn tượng Bồ Tát đản sanh.

Đồng mừng ngày Đại lễ Tam hợp Vesak, hình ảnh Đức Phật ngồi thiền định bên dòng sông Ni Liên Thiền và nhập Niết bàn cũng được bày trí trang nghiêm, khiến khách hành hương nào trở về chiêm bái cũng không khỏi bồi hồi kính thương Đức Phật.

Đức Phật thị hiện tại cõi Ta Bà vì một nhân duyên lớn, đó là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật Tri Kiến. Tiếp nối bước chân của Đức Từ Phụ, mang giáo pháp và đạo mầu đến quý Phật tử và chư Tăng bổn tự, Đại đức Thích Trí Huệ đã chia sẻ đề tài “Bồ Tát Đản Sanh”.

Những mẫu chuyện sinh động đã được Đại đức tái hiện lại trong bầu không khí thiêng liêng, cả hội chúng dường như được trở lại thời điểm Đức Phật còn tại thế. Hành trình mà Bồ tát đã đi qua từ vô lượng kiếp để đạt được đạo Phật quả là một chặng đường dài đằng đẳng mà chúng ta không thể tính kể. Rồi ở kiếp cuối cùng, Ngài là Thái Tử Tất Đạt Đa – con Vua Tịnh Phạn, có tất cả những danh vọng, địa vị, vui sướng của cõi đời nhưng Ngài đã chối bỏ tất cả. Suốt những năm tầm đạo và tu khổ hạnh, dãi nắng dầm sương tầm cầu chân lý, cuối cùng Ngài cũng tìm được con đường giải thoát khỏi tất cả khổ đau, trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác trong lịch sử nhân loại mà không thầy chỉ dạy.

Hiểu được sự cao quý của Đức Thế Tôn, chúng ta càng trân quý những giáo pháp của Ngài ban bố. Nên:

Hạnh phúc thay Đức Phật ra đời

Hạnh phúc thay Giáo Pháp cao minh

Hạnh phúc thay Tăng Già hòa hợp

Hạnh phúc thay Tứ Chúng đồng tu.

Không chỉ là ngày trọng đại của toàn nhân loại, ngày Phật Đản còn là ngày thiêng liêng của cả tam thiên thế giới.

May mắn thay khi chúng ta được làm người, biết được Phật pháp và lại được tu chánh pháp. Nên chúng ta hãy dành thời gian để thực tập theo những lời di huấn của Đức Phật. Suốt cuộc đời Ngài, không dạy gì ngoài việc thực tập Thiền để nhận ra sự thật trên thân và tâm chúng ta. Đã bao kiếp trầm luân trong bể khổ, nay chúng ta được là đệ tử Phật, nhớ ân Phật, chúng ta cần thực tập Thiền Vipassana mọi lúc trong cuộc sống, luôn chánh niệm tỉnh giác để đoạn dần những nguyên nhân đau khổ. Đó là cách đền ân Phật và gieo duyên lâu dài với nhà Phật.

Những lời pháp thoại sâu sắc của Đại đức đã vạch ra con đường tu tập, hướng đại chúng rõ biết hướng đi. Bởi quan trọng và quý báu nhất trong đời người là chúng ta biết được đạo lý nhà Phật để tu tập, đó sẽ là hành trang trong kiếp này và muôn kiếp về sau.

Tiếp đến, sau nghi thức niêm hương, bạch Phật của chư Tôn thiền đức, theo truyền thống thì lễ Mộc Dục (Tắm Phật) được tiến hành trong sự trang nghiêm, thanh tịnh.

Hòa cùng tiếng kinh lời kệ niệm ân Phật, những gáo nước thơm đã ướp hương hoa được chư Tôn đức và quý Phật tử tưới lên kim thân của Đức Phật sơ sinh, cùng lời nguyện ước cho thân tâm mỗi người đoạn trừ được phiền não, hướng đến sự thanh tịnh, làm lợi ích cho bản thân và mọi người.

Nhân đây, tưởng niệm đến công ân sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ, bổn tự cũng đã tổ chức khóa lễ cầu an, cầu siêu.

Đồng thời, chuẩn bị một mùa hạ mới, quý thiện nam tín nữ có những phẩm vật cúng dường lên chư Tôn thiền đức. Qua đó, thể hiện tấm lòng tôn kính Tam bảo, gieo trồng phước duyên với nhà Phật thêm sâu dày. Cũng nhờ sức chú nguyện của chư Tôn đức mà gia quyến được bình an và người quá cố được siêu sanh thoát hóa.

Buổi lễ đã khép lại sau bữa thọ thực thanh tịnh, nhưng lời kinh mà Đức Phật chỉ dạy vẫn luôn vang vọng. Cuộc sống dù có vất vả, chông chênh nhưng ngôi Tam bảo là điểm tựa vững chắc nhất cho mỗi chúng ta. Học theo nếp sống từ bi và lấy trí tuệ làm sự nghiệp, chúng ta sẽ trở về gần bên Phật hơn. Mỗi ngày sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời và an lạc trong nếp sống chánh niệm.

Tuy Tăng Ni và Phật tử không đông đảo như mọi năm, nhưng buổi lễ diễn ra không kém phần trang nghiêm và thanh tịnh.

Sau đây là những hình ảnh được ghi nhận:

Tin: Minh Nguyệt

The post TP.HCM: Chùa Pháp Tạng trang nghiêm đón mừng Khánh đản Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni PL.2564 – DL.2020 appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.  
Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online