TP.HCM: Đại đức Thích Tánh Mẫn chia sẻ pháp thoại “Màu nhiệm của sự lắng nghe” tại chùa Thiên Long

Tối ngày 16/10/2024 (nhằm ngày 14/9 năm Giáp Thìn), tại Thiên Long Ni Tự (phường 5, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Đại đức Thích Tánh Mẫn, Trú xứ chùa Huỳnh Kim (quận Gò Vấp) đã có buổi pháp thoại với chủ đề “Màu nhiệm của sự lắng nghe”, thu hút đông đảo Phật tử tham dự.

Trong buổi giảng, Đại đức đã hướng dẫn các Phật tử thực tập lắng nghe thông qua nhiều phương pháp cụ thể. Đầu tiên là tỉnh tọa, một hình thức ngồi yên lặng để lắng nghe âm thanh tự nhiên xung quanh. Điều này giúp tâm trí trở nên tĩnh lặng, đưa con người về với giây phút hiện tại, thay vì bị cuốn vào những suy nghĩ và lo âu hàng ngày. Đại đức còn hướng dẫn đi thiền hành cùng bát nước đầy, nhờ đó Phật tử có thể lắng nghe từng hơi thở và bước chân của chính mình. Thực tập này giúp mọi người nâng cao khả năng kết nối với bản thân, phát triển sự chú tâm trong mỗi hành động thường nhật.

Không chỉ tập trung vào việc lắng nghe nội tâm, Đại đức Thích Tánh Mẫn còn nhấn mạnh ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là giữ gìn nguồn nước sạch – tài nguyên quý giá đối với sự sống của muôn loài. Đại đức cùng đại chúng nguyện cầu cho sự trong lành của môi trường, với hy vọng nguồn nước sẽ được bảo vệ và duy trì cho các thế hệ mai sau. Đại đức khuyến khích Phật tử sống có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bắt đầu từ những hành động nhỏ như tiết kiệm và bảo vệ nước sạch.

Ngoài ra, Đại đức cũng chia sẻ về ý nghĩa của pháp danh Quán Thế Âm Bồ Tát – vị Bồ Tát biểu tượng cho lòng từ bi và khả năng lắng nghe thấu đáo. Theo Đại đức, Bồ Tát Quán Thế Âm không chỉ lắng nghe nỗi khổ đau của chúng sinh mà còn biết cách đồng cảm, chia sẻ và hóa giải những đau khổ đó. Đại đức nhấn mạnh rằng, trong xã hội hiện đại với nhiều biến động và căng thẳng, mỗi người cần học cách lắng nghe không chỉ chính mình mà còn lắng nghe người khác để tạo sự thấu hiểu và chia sẻ yêu thương.

Cuối cùng, Đại đức nhắc nhở Phật tử rằng, sự lắng nghe không chỉ giúp ta cảm nhận thế giới xung quanh mà còn là phương tiện để mở rộng lòng từ bi, kết nối sâu sắc với vạn vật. Đại đức mong muốn rằng mỗi người sẽ thực hành lắng nghe mỗi ngày để thấu hiểu và yêu thương, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống cho tương lai.

Phương Đại

Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4400 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online