TP.HCM: Đạo Tràng Thiền tập Vipassana Chùa Pháp Tạng tiếp đoàn Ban Hoằng pháp huyện Bình Chánh

PSO - Trong không khí hân hoan của những người con Phật đang ngưỡng vọng về Đại lễ Phật Thành Đạo (mùng 8/2 âm lịch), ngày 18/12/2022 (nhằm ngày 25/11 năm Nhâm Dần) Chùa Pháp Tạng trang trọng tổ chức khóa tu Thiền tập Vipassana lần thứ 39, đồng niệm ân và gắng tâm thực tập phương pháp Thiền mà đức Phật đã thực hành, chứng ngộ Đạo Quả Chánh Đẳng Giác và truyền dạy cho tứ chúng suốt gần 26 thế kỷ qua. Thiền Vipassana hay còn được biết đến với cái tên  Thiền Minh Sát Tuệ, đây là phương pháp giúp cho hành giả đạt được sự an lạc tối thượng. Nhờ thực tập thiền này mà hành giả sẽ phát sinh Trí tuệ, thanh tịnh thân tâm, tuệ tri rõ ràng về tự thân để thấu suốt được sự thật đang diễn ra. Trên nền tảng Giới – Định – Tuệ, mọi tư tưởng khổ đau, mọi ràng buộc bởi bản ngã cố hữu sẽ được đập tan, giúp cho hành giả trở về với bản tánh thanh tịnh thường hằng. Từ rất sớm, các hành giả khóa tu thiền tập Vipassana đã vân tập về chùa dùng điểm tâm, phát nguyện tu tập thiền một ngày sống trong chánh niệm và lắng lòng qua thời pháp thoại của Đại đức Giảng sư Thích Trí Huệ – Ủy viên Thường trực Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Trụ trì chùa Pháp Tạng với chủ đề: “Chánh niệm Tỉnh giác và các Ác kiến cần đoạn trừ”. Bởi mục đích của việc tu tập là chuyển hóa và tẩy sạch khổ đau ra khỏi tâm và đạt đến cứu cánh Niết bàn. Cho nên, bất kỳ ai phát tâm sống đời tỉnh thức cần phải thực tập sống Chánh niệm. Chánh niệm thường trực như ngọn đèn thắp sáng trong đêm tối, là Trí tuệ soi thấu, nhận diện các sự thật diễn ra trên tự thân, làm sáng tỏ dần Tứ Thánh Đế - Bốn Sự Thật về Khổ. Muốn như vậy, trước nhất mỗi hành giả cần phải “Như lý tác ý”, định hướng cho tâm mình về một đời sống cao thượng, viễn ly những ấu nhiễm trần trược. Thấu suốt tại sao phải tu, hành thiền, giữ giới, hồi hướng… Tất thảy để gom về một mục tiêu: hiện tiền an lạc, ra đi an lành. Khi tâm hiểu được như vậy rồi, chúng ta chỉ cần hồi quang phản chiếu lại tự thân, cứ như vậy, cơ chế tự nhiên của tâm sẽ trong guồng tỉnh thức và vận hành trong thiện pháp. Không chỉ giữ giới, hành thiền, vun bồi công đức, việc loại bỏ đi những bợn nhơ của tập khí xấu ác lâu đời cũng phải được cắt gọt hàng ngày cho đến từng sát-na cuộc sống. Có thể nói, Ác Kiến là sự thấy biết sai lầm, khống chế và sai xử chúng ta tạo nên vô số ác nghiệp trong si mê, u tối. Vậy nên, để phù hợp với bộ máy vũ trụ, chúng ta phải tự vun bồi căn tu, làm thiện hạnh (Phước), hành Thiền (phát triển Trí Tuệ) trên nền tảng tin sâu nhân quả. Nhờ ba yếu tố này, chúng ta sẽ không xa rời Phật, đời đời sống trong Chánh Đạo, sáng suốt không lầm lạc, rảnh rang tu tập, phát triển tâm linh. Đồng hành cùng bổn tự, trong khóa tu học kỳ này, Đạo tràng Thiền Vipassana Pháp Tạng vô cùng hoan hỷ đón chào phái đoàn Ban Hoằng Pháp huyện Bình Chánh đến thăm, chia sẻ, lấy ý kiến và đưa ra khuynh hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới vừa bắt đầu. Tiếp nối sự nghiệp “Hoằng pháp, độ sinh” của Đức Phật mà lớp lớp các đệ tử Ngài trải qua bao thế hệ đã không từ mọi gian lao, khó nhọc, kể cả tính mạng để đem “Giáo pháp” của Đức Như Lai truyền bá khắp năm châu để “độ sinh”, Chùa Pháp Tạng cũng thể theo tinh thần mà chư Tổ thường dạy: “Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, bổn tự vẫn thường xuyên duy trì các khóa học trực tuyến trong suốt thời gian dịch bệnh và tiếp tục đến hôm nay. Đồng thời, song hành là các khóa tu hướng dẫn trực tiếp tại bổn tự. Cụ thể, Chùa Pháp Tạng hiện có các chương trình tu học như sau:
  • Khóa tu Một Ngày An Lạc Pháp Tạng: định kỳ hàng tháng vào Chủ nhật tuần thứ nhất của tháng âm lịch
  • Khóa tu Thiền Vipassana: định kỳ hàng tháng vào Chủ nhật tuần thứ ba của tháng âm lịch
  • Lớp học và Thực tập Thiền Vipassana: tối thứ Ba hàng tuần lúc 19h00
  • Khóa học Vi Diệu Pháp & Thiền Định (Abhidhamma & Samatha): mỗi sáng thứ Bảy hàng tuần
  • Phật giáo & đời sống: Chương trình trực tuyến ứng dụng Pháp Phật vào cuộc sống thường nhật và giải đáp thắc mắc – Được tổ chức hàng đêm từ thứ Hai đến Chủ Nhật.
Lịch học được phổ quát cho từng đối tượng và các khung thời gian thuận tiện cho quý Phật tử có cơ hội tiếp cận nguồn Giáo điển, ứng dụng và thực tập tu học hàng ngày. Chư tôn thiền đức Tăng Ni tán thán về những nỗ lực tích cực của bổn tự cũng như của Đại đức Giảng Sư trong công cuộc hoằng hóa độ sanh, lan tỏa Chánh Pháp đến quần chúng.  Đại đức giảng sư hướng dẫn Đại chúng Tam đề - Ngũ quán, thọ thực trong Chánh Niệm. Sau thời thọ thực, hội chúng đã đi thiền hành xung quanh khuôn viên chùa và thời khóa thiền buông thư. An trú chánh niệm trong từng bước chân thanh tịnh, nhẹ nhàng, Đại chúng lắng lòng thanh tịnh nơi khu vườn Thiền bên con kênh xanh mát, đón nhận lời pháp nhũ của Đại đức giảng sư về cách chuyển hóa nỗi khổ niềm đau nhờ thiền Quán và thiền Định. Thực tập là hữu ích và cần thiết, nhất là trong việc hành trì tu tập. Lý thuyết cần được áp dụng thực tiễn để hành giả biến Thức thành Trí tuệ tự thân, làm hành trang cho hành trình tâm linh lâu dài của mình. Đại chúng tọa thiền trong không khí mát mẻ, trong lành của những ngày tiết trời Sài Thành đang vào đông. Trước khi kết thúc khóa thiền, đoàn Ban Hoằng Pháp huyện đã gửi lời chúc đến toàn thể Đạo tràng luôn tinh tấn tu tập, thính Pháp văn Kinh, hành Pháp và tiến Đạo để Phật Pháp mãi trường lưu. Mỗi người tham dự khóa tu đều có công đức lớn trong công cuộc duy trì nền Đạo Pháp, như đức Thế Tôn từng khẳng định trong bài Kinh Phước Đức:

Biết kiên trì, phục thiện  Thân cận bậc Thánh Hiền  Dự pháp đàm học hỏi  Là Phước Đức lớn nhất.

Ban Hoằng Pháp huyện gửi tặng đến Đại đức Giảng Sư món quà và có những bức ảnh lưu niệm cùng Đạo tràng tu học
Hiện nay, thiền Vipassana được xem như là một nghệ thuật sống đem lại nguồn sinh khí tươi vui và hạnh phúc cho mọi người. Học và hành thiền, không chỉ để thân khỏe, tâm an; mà chúng ta cần nhìn biết trân trọng giá trị làm người, yêu mình, thương người; biết trân quý cuộc sống để tận hưởng hạnh phúc ngay trong phút giây hiện tại…; hơn hết, là tri ân và báo ân chư Phật, Chánh Pháp và đấng ân Sư truyền trao Giáo điển đến chúng ta. Sau đây là những hình ảnh được ghi nhận từ khóa thiền vừa qua:

Tin & Ảnh: BAN TT-TT CHÙA PHÁP TẠNG

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khánh thành ngôi Tam bảo và Nhà khách chùa Vĩnh Trung

Sáng nay ngày 26/11/2024 ( 26/10/ Giáp Thìn) Chùa Vĩnh Trung xóm 2 - xã Khánh Mậu - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ Khánh Thành Ngôi Tam Bảo và Nhà Khách. Được sự cho phép của giáo hội phật giáo Việt Nam – huyện Yên Khánh và chính quyền xã Khánh Mậu sơn môn. Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, sự giúp đỡ trợ duyên

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online