TP.HCM: Hòa thượng Bửu Chánh thăm và thuyết giảng tại trường hạ Thiền viện Nguyên Thủy

Nghe đọc bài:

PSO - Tối ngày 19/10/2023, HT. Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó ban Hoằng pháp Trung ương, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn đã đến thăm và sách tấn chư hành giả an cư tại trường hạ Thiền viện Nguyên Thủy (phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM).

Cung tiếp Hòa thượng Thích Bửu Chánh có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Pháp Chất - Trụ trì Thiền viện Nguyên Thủy; Đại đức Thích Hạnh Tuệ - Giáo thọ sư khóa tu xuất gia gieo duyên; cùng Ban Chức sự, hành giả an cư và 41 tân Sa di, Tu nữ tại trường hạ Thiền viện Nguyên Thủy.

Tại giảng đường, trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, Hòa thượng đã giảng giải về ý nghĩa An cư Kiết hạ, Đại cương giới Tỳ-kheo. Đặc biệt, Hòa thượng nhấn mạnh về tầm quan trọng của thực hành Giới - Định - Tuệ trong đời sống của người xuất gia, qua đó giới thiệu pháp môn tu tập cụ thể và thiết thực, phù hợp với căn cơ của các tân Sa di, Tu nữ trong khóa tu xuất gia gieo duyên lần 2 này.

HT. Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó ban Hoằng pháp Trung ương, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn nhấn mạnh về tầm quan trọng của thực hành Giới - Định - Tuệ trong đời sống của người xuất gia
Quang cảnh buổi pháp thoại

Tiếp theo, Hòa thượng Thích Bửu Chánh đã chia sẻ thời pháp thoại ngắn với chủ đề: “Nghiệp nào là cận tử nghiệp?”. Theo Hòa thượng, cận tử nghiệp là nghiệp, là hành động hoặc tư tưởng ngay trước khi chết, là tất cả những hoạt động cơ thể, tâm lý của người sắp lâm chung. Cận tử nghiệp quan trọng vì theo Phật giáo, nó trực tiếp quyết định điều kiện, môi trường sinh sống trong cuộc đời kế tiếp của người chết, nghiệp có bốn loại chính. Đó là: cực trọng nghiệp (Garukakamma); cận tử nghiệp (Ásannakamma); tập quán nghiệp (Acarikakamma); tích lũy nghiệp. Điều này nói lên rằng với một người có tu tập, thường hành chánh niệm tỉnh giác sẽ giữ được phần chủ động trong việc tái sinh. Nếu sự tỉnh giác sau cùng trước lúc chết đủ mạnh đoạn trừ tham ái (dục ái, hữu ái và vô hữu ái) thì có thể giải thoát nghiệp ngay tại chỗ.

Cuối buổi giảng, Hòa thượng khuyến tấn các Tân Sa di, Tu nữ sau khi kết thúc khóa tu gieo duyên tại Thiền viện trở về nhà, hãy luôn vận dụng pháp học và pháp hành mà các Giảng sư, Giáo thọ sư đã giảng dạy, dù tiếp tục phát nguyện theo đời sống tu sĩ hoặc và có vị sẽ hoàn tục, nhưng chúng ta đã có một căn  bản về sở học, một nền móng để xây dựng nên bảo tháp tu tập riêng của mình. Đồng thời, cần tri ân các bậc tiền bối đã tạo nên một môi trường tu học tốt đẹp, để mà quý vị vân tập về tu học, luôn luôn bảo vệ môi trường thiên nhiên, không xả rác ra kênh rạch, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, tiết kiệm điện, và khi tham gia giao thông phải chấp hành trật tự an toàn giao thông.

Mùa An cư Kiết hạ Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023 tại hạ trường Thiền viện Nguyên Thủy, chư Tôn đức Tăng, Tu nữ an cư theo truyền thống Phật giáo  Nguyên thủy Nam tông Kinh, để trưởng dưỡng đạo tâm và trau dồi giới đức.

CTV: Nguyễn Quý

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện 2024 chính thức khai mạc với gần 6.000 thí sinh tham dự

Sáng ngày 17/11/2024, Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện đã chính thức khai mạc đồng loạt tại 21 điểm thi trên địa bàn TP.HCM, thu hút sự tham gia của 5.956 thí sinh là Phật tử từ 15 tuổi trở lên. Đây là sự kiện quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần học tập và tu dưỡng giáo lý trong cộng đồng Phật tử.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online