TP.HCM: Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam họp phiên đầu tiên

PSO - Chiều ngày 23/03/2023, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ nhất tại Văn phòng II Trung ương Giáo hội - Thiền viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM).
Chư Tôn đức chứng minh phiên họp
Chứng dự phiên họp có Hoà thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; chư Tôn đức Phó Viện Trưởng: HT. Danh Lung, HT. Thích Tâm Đức, HT. Thích Minh Thành, TT. Thích Nhật Từ, HT. Thích Phước Cẩn, TT. Thích Giác Hoàng và chư Tôn đức Hội đồng Quản trị; chư Tôn đức thành viên và Ban bảo trợ Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Phát biểu tại phiên họp, HT. Thích Giác Toàn nhắc lại lược sử 34 năm hình thành và phát triển của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam từ năm 1989 đến nay. Theo Hoà thượng Viện trưởng, đạo hạnh và nỗ lực của chư tôn thiền đức chính là tấm gương thân giáo mà mỗi thành viên Viện Nghiên cứu cần cố gắng nương theo. 
HT. Thích Giác Toàn phát biểu khai mạc
Hoà thượng mong muốn, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thông qua các Phật sự cụ thể sẽ làm nền văn học Phật giáo nước nhà thêm khởi sắc, đặc biệt là các tác phẩm trước tác, dịch thuật kinh tạng mà suốt 34 năm qua Viện đã nỗ lực thực hiện. Nhân đây, Hoà thượng cũng tin tưởng công tác phiên dịch, ấn hành Tam tạng thánh điển Phật giáo Việt Nam sẽ nhanh chóng được thành tựu viên mãn dưới sự tinh tấn biên dịch của tập thể Tăng, Ni các Ban, Phân Viện, Trung tâm trực thuộc.
TT. Thích Nhật Từ trình bày quy chế tại phiên họp
Tiếp theo chương trình phiên họp, TT. Thích Nhật Từ trình bày cụ thể quy chế và một số nội dung đáng lưu ý trong hoạt động của Viện, bao gồm: Thứ nhất, mối liên hệ giữa Hội đồng Quản trị với các Phân Viện, Trung tâm, Ban trực thuộc. Thứ hai, tầm quan trọng của việc trước tác và dịch thuật. Thứ ba, hoàn thiện website Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Cụ thể hoá các nội dung được trình bày tại Lễ công bố nhân sự Viện Nghiên cứu Phật học, Thượng toạ cho biết thêm, công tác trước tác, phiên dịch của Viện nhận được sự quan tâm đặc biệt của chư tôn đức HĐCM, HĐTS Trung ương Giáo hội. Do vậy, chư tôn đức thành viên, đặc biệt là quý Tăng, Ni trẻ cần phát huy sở học, dành thời gian cho công tác dịch thuật, đóng góp cụ thể vào hoạt động chung của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Sau phần phát biểu của Thượng toạ Phó Viện trưởng, Tổng Thư ký, chư Tôn đức lãnh đạo các Trung tâm trực thuộc Viện Nghiên cứu lần lượt trình bày phương hướng hoạt động trong thời gian sắp tới, thông tri đến cử tọa phiên họp kế hoạch Phật sự cụ thể mà các Trung tâm sẽ triển khai. Nhân đây, một số đề xuất liên quan đến hoạt động chuyên môn của các đơn vị trực thuộc cũng được chư Tôn đức Tăng, Ni trình bày.
HT. Thích Tâm Đức phát biểu đúc kết
Kết luận phiên họp, đãi lao Hoà thượng Viện Trưởng, HT. Thích Tâm Đức ghi nhận những ý kiến trao đổi của chư tôn đức Tăng, Ni các Phân viện, Trung tâm, Ban trực thuộc. Qua đó, Hoà thượng Phó Viện trưởng Thường trực mong muốn mỗi thành viên của Viện cần đầu tư hơn nữa chất xám vào công việc trước tác, dịch thuật; đáp ứng sự kỳ vọng của quý tôn đức lãnh đạo Giáo hội. Từ đây, góp phần phong phú hoá nguồn tài liệu để các Tăng Ni, học giả khảo cứu. Sau cùng, HT. Thích Minh Thành phát biểu cảm tạ, tri ân tinh thần trách nhiệm của quý Tăng, Ni thành viên Viện Nghiên cứu. Hoà thượng cũng mong muốn tầm vóc học thuật của Giáo hội sẽ ngày càng được nâng lên thông qua sự đóng góp chuyên môn của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Qua đây, tiếp nối và báu ơn tâm huyết của chư Tôn đức tiền hiền. Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

Tin, ảnh: Quang Tròn, Minh Đức

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khánh thành ngôi Tam bảo và Nhà khách chùa Vĩnh Trung

Sáng nay ngày 26/11/2024 ( 26/10/ Giáp Thìn) Chùa Vĩnh Trung xóm 2 - xã Khánh Mậu - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ Khánh Thành Ngôi Tam Bảo và Nhà Khách. Được sự cho phép của giáo hội phật giáo Việt Nam – huyện Yên Khánh và chính quyền xã Khánh Mậu sơn môn. Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, sự giúp đỡ trợ duyên

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online