TP.HCM: HT. Thích Nhật Hỷ chia sẻ tại Khóa tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp năm 2024

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày thứ hai của khóa tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp năm 2024 diễn ra tại Tu viện Khánh An (quận 12, thành phố Hồ Chí Minh), chư Tăng Ni tham dự tiếp tục lắng nghe Hòa thượng Thích Nhật Hỷ - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Hoằng pháp TƯ, Phó trưởng BTS – Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Hòa thượng, muốn hoàn thiện một nhân cách của người hoằng pháp thì trước tiên phải tự hoàn thiện bản thân mình. Nghĩa là phải có phép tắc, không cho ám pháp đến với mình, phát huy những điều tốt đã học được trong những lời chỉ dạy của Đức Phật. Ngày nay, chư Tôn đức trong ngành Hoằng pháp đều phải trải qua tất cả các trường lớp Phật học. Từ sơ cấp, trung cấp cho tới học viện rồi tới lớp Cao cấp Giảng sư, tức là đã trở thành một vị nghiên cứu Phật học. Vì vậy, điều đó cho thấy ngành hoằng pháp ngày nay đang phát triển rất mạnh. Điều đó chính là nhờ chư Tôn đức đi trước để lại một ngoành Hoằng pháp ở khắp các tỉnh thành của đất nước, lan tỏa ra tới hải ngoại.

Hòa thượng nhấn mạnh “Để giữ vững và phát huy được những giá trị của thế hệ đi trước đã để lại, điều đầu tiên ta cần phải giữ phép tắc trong việc trang nghiêm thân để khi bước lên pháp tòa thính chúng đều thấy hoan hỷ - đó gọi là Thân Thuyết Pháp. Còn nếu ta có những lời nói, giọng điệu mang cảm xúc an lành tới đại chúng thì là điều vô cùng đáng quý. Chỉ có Đức Phật mới có ngôn ngữ,Lời nói, âm thanh được gọi là bát âm cũng đều vô cùng tuyệt diệu và tốt đẹp. Đức Phật dạy trong Kinh Nikaya rằng mỗi người chỉ có 3 lời nói: lời nói như phân, lời nói như hoa và lời nói như mật. Hoằng pháp hãy cố gắng y lời Phật dạy, hãy đem những loài hoa đẹp mang tên giáo pháp trao tặng cho mọi người, cố gắng không đả kích pháp môn, không đả phá Tôn giáo bạn. 

Hòa thượng nhấn mạnh “Trong tâm thức mỗi người đều có hạt giống Bồ Đề. Phát khởi ra trí tuệ có hai mặt: hữu sư trí tức là cố gắng học tập để tiếp nhận lời vàng của Đức Phật vào trong tâm, áp dụng vào sự tu tập để đạt được sự thanh tịnh trở về với bản thể, có như vậy sẽ đạt được vô sư trí. Chỉ khi có hạt giống Bồ Đề trong tâm, thì chúng ta mới có thể hoằng pháp và được đại chúng chấp thuận. Người làm Hoằng pháp cần phải luôn để Đức Phật sống trong tâm, luôn để Phật trụ thế qua việc hoằng truyền chính pháp của Ngài mãi lưu truyền nơi thế gian. Nhưng muốn được như vậy thì phải học – học mãi. Vì vậy, đối với chuyên ngành Hoằng pháp, tôi lấy 3 hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền đó là Lục giả tịnh chuyển pháp luân – Thất giả thỉnh Phật trụ thế - Bát giả thường tùy Phật học”.

Cuối cùng, Hòa thượng chia sẻ người Hoằng pháp hãy lấy những hạnh nguyện của chư Phật, chư Bồ Tát để áp dụng. “Chúng ta vừa đi thuyết pháp độ sinh nhưng cũng như răn đe nhắc nhở chính bản thân mình. Đại chúng thì học còn Pháp sư, Giảng sư thì ôn bài. Vị nào được ôn nhiều hành trì nhiều thì những cảm xúc xấu không đến với mình. Hãy phát huy những lời vàng của Phật, những lời chỉ dạy chư Tổ để lại cho chúng ta, gieo hạt giống Bồ Đề vào tâm mỗi người và chịu khó tưới tẩm để khu vườn Bồ Đề ngày càng đâm chồi nảy lộc” – Hòa thượng sách tấn chư Tăng Ni.

Một số hình ảnh ghi nhận được:

Tin, ảnh: Ekip PSO

Download Android Download iOS
TP.HCM: Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện 2024 chính thức khai mạc với gần 6.000 thí sinh tham dự

Sáng ngày 17/11/2024, Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện đã chính thức khai mạc đồng loạt tại 21 điểm thi trên địa bàn TP.HCM, thu hút sự tham gia của 5.956 thí sinh là Phật tử từ 15 tuổi trở lên. Đây là sự kiện quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần học tập và tu dưỡng giáo lý trong cộng đồng Phật tử.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online