TP.HCM: Lễ xuất gia tại chùa Candaransi trước mùa an cư kiết hạ

Nghe đọc bài:

Mùa lễ An cư kiết hạ diễn ra trong thời gian 3 tháng. Những ngày này, bà con đồng bào phật tử cùng nhau đem các lễ vật thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày vào chùa, dâng đến các chư Tỳ kheo Tăng, để các vị sư dùng trong mùa nhập hạ. Ngoài ra, đây cũng là dịp để bà con đồng bào dân tộc Khmer đưa con cháu mình vào chùa xuất gia tu học. 

Buổi lễ xuất gia trong ngày dâng y tắm mưa trước khi bắt đầu mùa an cư kiết hạ được chùa Candaransi (Quận 3, TP.HCM) tổ chức vào sáng ngày 20/7/2024 (nhằm ngày 15/5 năm Giáp Thìn).

Trước khi bước vào ngôi chánh điện để thực hiện nghi thức xuất gia, các thanh thiếu niên Khmer (người được tu, còn gọi là “chú tiểu”) được người thân trong gia đình “cõng” trên vai, đi 3 vòng quanh chánh điện. 
Trước lễ chính thức một ngày, người con trai được các sư làm lễ thế phát (cạo đầu), thay quần bằng chiếc xà rông, thay áo bằng một tấm khăn vải trắng khoác lên vai từ trái sang phải.
Tấm vải trắng mới này được gọi là Pênexo, một khi khoác tấm vải trắng này tức là đã từ bỏ thế tục. 
Trong thời gian này, gia đình người có con đi tu cũng mời chư tăng về nhà họ để tụng kinh, cúng dường, làm lễ quy. Ngày hôm sau, người con trai sắp sửa nhập tu sẽ bưng mâm áo cà sa đi trình khắp bà con dòng họ để thông báo là mình chuẩn bị xuất gia.
Ngày thứ ba, gia đình chuẩn bị một số món ăn đem vào chùa cúng, tại chánh điện các sư ở chùa sẽ tiến hành làm lễ mặc áo cà sa cho các tăng mới vừa nhập tu, từ đây, các tăng sẽ ở lại chùa để tu.
Trong thời gian tu, các Sa Di học và sinh hoạt theo thời khóa mà chùa đã quy định
Hòa thượng Trụ trì tụng kinh phúc chúc và rải nước theo nghi thức truyền thống đến vị Tân Sa-di

Sau một thời gian tu hành, người con trai Khmer sẽ được xuất tu. Từ đây, họ chính thức được cộng đồng thừa nhận là người trưởng thành, có đạo, có thể gánh vác được những trọng trách lớn lao. Ý nghĩa đặc biệt của việc xuất gia báo hiếu của đồng bào Khmer là đi tu không phải để trở thành Phật mà để thành người. Bởi lẽ, việc tu là bước chuẩn bị cho người thanh niên có đủ đạo đức, kiến thức, lòng nhân ái để sau khi rời chùa sẽ biết cách xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa.

Trước khi chư Tăng bước vào mùa An cư kiết hạ theo truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer, chùa Candaransi (Quận 3, TP.HCM) cũng đã tổ chức lễ dâng y tắm mưa, dâng đèn hạ.

Hòa thượng Dunh Lung chia sẻ thời pháp thoại về ý nghĩa của nghi thức dâng y tắm mưa

Tại đây, Hòa thượng Dunh Lung, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Trụ trì chùa chùa Candaransi hướng dẫn Phật tử thọ trì Tam quy và ngũ giới. Sau đó, Hòa thượng có thời pháp thoại ngắn nhấn mạnh ý nghĩa của nghi thức dâng y tắm mưa và tầm quan trọng của việc duy trì truyền thống tốt đẹp trong Phật giáo.

Lễ dâng y tắm mưa là nghi thức tôn nghiêm có từ thời Đức Phật còn tại thế, trước khi chư Tăng nhập hạ an cư trong 3 tháng mùa mưa được phép thọ nhận “Y tắm mưa” để sử dụng trong thời gian an cư. Vào ngày lễ, các gia đình Phật tử tập trung tại chùa dâng cúng đến chư Tăng các tứ vật dụng cần thiết. Trong lễ dâng y tắm mưa, lễ vật không thể thiếu là những bộ y và cây đèn cầy to được các Phật tử dâng đến chùa để thắp liên tục trong 3 tháng nhập hạ, ngày này đánh dấu thời điểm an cư bắt đầu tại ngôi chùa. 

Phật tử tham dự đi diễu quanh chánh điện 3 vòng để thể hiện thiện tâm trí kính của mình trong ngày lễ dâng y

Lễ dâng y tắm mưa đã trở thành một nét văn hóa riêng trong Phật giáo Nguyên Thuỷ. Tắm theo nghĩa đen để làm sạch cơ thể, để gội rửa những cái dơ bẩn bám trong con người. Nghĩa xa hơn, rộng hơn thì ngoài gột rửa thân ta cũng nên gột rửa tâm cho sạch sẽ, làm trôi đi những pháp bất thiện đã khởi sanh. 

Phật tử tham dự dâng y tắm mưa
Lễ dâng y tắm mưa theo truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer

Sau đây là một số hình ảnh tại buổi lễ:

Công Minh - Đăng Huy

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online