TP.HCM: Phiên họp triển khai công tác tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Sáng ngày 27/11/2024, tại Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Ban Tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã họp triển khai công tác tổ chức sự kiện.

Tham dự phiên họp có nhị vị Hòa thượng đồng trưởng Ban Tổ chức: HT.Thích Nhật Hỷ, Phó ban Trị sự - Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM và HT.Thích Chơn Không - Ủy viên TT ban Trị sự, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM; TT.Thích Thiện Quý, Phó ban – Chánh Thư ký Ban Trị sự, Phó ban TT ban Hoằng Pháp GHPGVN TP.HCM; TT.Thích Trung Nguyện, Phó Thư ký – Chánh Văn phòng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; cùng sự tham dự của chư Tôn đức trong ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử và ban Thư ký, Văn phòng ban Trị sự Phật giáo TP.HCM.

Khai mạc phiên họp, Hòa thượng Thích Chơn Không nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức Hội thi Giáo lý trong việc củng cố tri thức Phật học, nâng cao sự hiểu biết và thực hành giáo lý cho Phật tử. Hòa thượng khẳng định rằng sự kiện này không chỉ là cơ hội để các Phật tử kiểm tra, trau dồi kiến thức, mà còn là dịp để xây dựng tinh thần đoàn kết, học hỏi và chia sẻ giữa các đạo tràng.

Hòa thượng Thích Chơn Không - Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM, Trưởng ban Tổ chức Hội thi phát biểu khai mạc phiên họp

Tại phiên họp, chư Tôn đức đã nhất trí thông qua kế hoạch tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024. Theo dự kiến, Hội thi sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7h00 sáng ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM), với sự tham gia của hơn 4.000 Phật tử thí sinh, với thời gian làm bài kéo dài 90 phút.

Thượng tọa Thích Thiện Quý - Phó ban kiêm Chánh Thư ký ban Trị sự, Phó ban TT ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM, Phó ban Tổ chức Hội thi phát biểu tại phiên họp

Buổi chiều cùng ngày, lễ trao giải trang trọng sẽ được tổ chức nhằm vinh danh những cá nhân và tập thể đạt thành tích xuất sắc.

Thượng tọa Thích Minh Nhựt - Phó ban kiêm Chánh Thư ký ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM, Phó ban Tổ chức Hội thi phát biểu đóng góp ý kiến

Tại phiên họp, chư Tôn đức đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, tập trung vào công tác tổ chức, nội dung thi, và các biện pháp đảm bảo thành công cho Hội thi.

Thượng tọa Thích Thiện Chơn - Phó ban Thường trực ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN TP.HCM, Phó ban Tổ chức Hội thi phát biểu đóng góp ý kiến
Đại đức Thích Trí Huệ - Phó ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN TP.HCM, Phó ban Tổ chức Hội thi phát biểu đóng góp ý kiến
Thượng tọa Thích Trung Nguyện - Phó Thư ký, Chánh Văn phòng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM phát biểu đóng góp ý kiến
Ni trưởng Thích Nữ Như Thảo - Phó TT Phân ban Ni giới, Phó ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM, Phó ban Tổ chức Hội thi phát biểu đóng góp ý kiến

Bế mạc phiên họp, Hòa thượng Thích Nhật Hỷ bày tỏ kỳ vọng rằng Hội thi năm nay sẽ để lại dấu ấn tích cực trong lòng Phật tử. Hòa thượng kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị kỹ lưỡng để sự kiện diễn ra trọn vẹn, ý nghĩa.

Hòa thượng Thích Nhật Hỷ - Phó ban Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM, Trưởng ban Tổ chức Hội thi phát biểu bế mạc phiên họp

Phiên họp khép lại trong tinh thần quyết tâm và đồng lòng của chư Tôn đức, hứa hẹn một mùa hội thi thành công tốt đẹp, góp phần nâng cao nhận thức và sự thực hành giáo lý trong cộng đồng Phật tử.

Công Minh

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khánh thành ngôi Tam bảo và Nhà khách chùa Vĩnh Trung

Sáng nay ngày 26/11/2024 ( 26/10/ Giáp Thìn) Chùa Vĩnh Trung xóm 2 - xã Khánh Mậu - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ Khánh Thành Ngôi Tam Bảo và Nhà Khách. Được sự cho phép của giáo hội phật giáo Việt Nam – huyện Yên Khánh và chính quyền xã Khánh Mậu sơn môn. Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, sự giúp đỡ trợ duyên

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online