TP.HCM: TT.Thích Thiện Chơn chia sẻ chủ đề "Khái Quát Về Giới Luật" tại trường hạ thiền viện Quảng Đức

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 10/6/2024 (nhằm ngày 05/5 năm Giáp Thìn), Thượng tọa Thích Thiện Chơn - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM, chia sẻ chủ đề "Khái Quát Về Giới Luật" tại trường hạ thiền viện Quảng Đức (Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN) nhân mùa An cư Kiết hạ PL.2568 - DL.2024.

Giới luật đại cương là tập hợp những quy định, chuẩn mực đạo đức dành cho tu sĩ Phật giáo, giúp họ sống và tu hành đúng chánh pháp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thanh tịnh của Giáo hội, giúp tu sĩ rèn luyện bản thân và hướng đến sự giác ngộ.

 

Nội dung chính của giới luật: “Giới” là điều ngăn cấm do Đức Phật chế định cho hàng đệ tử dùng để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp thân, khẩu, ý còn “luật” là các nguyên tắc do Đức Phật quy định cho hàng Tỳ kheo áp dụng khi sống trong tập thể Tăng đoàn. “Giới” như vậy là điều răn và “luật” là quy định thi hành Giới.

Thượng tọa khái quát về lược sử Cuộc Đời Đức Phật: Ngài xuất gia tu hành để tìm kiếm con đường giải thoát khỏi khổ đau. Sau nhiều năm tu tập, Ngài đã chứng đắc giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề. Sau khi giác ngộ, Đức Phật bắt đầu hành đạo, truyền bá chánh pháp cho chúng sinh. Ngài đi khắp nơi, thuyết giảng về Tứ diệu đế, Bát chính đạo và các pháp tu tập khác nhau để giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau.

Năm anh em Kiều Trần Như là những đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Ngài đã thuyết giảng cho họ về Tứ diệu đế và Bát chính đạo, giúp họ hiểu rõ về con đường giải thoát khỏi khổ đau. Sau khi nghe pháp, năm anh em Kiều Trần Như đã chứng đắc quả vị A-la-hán. Sự kiện Đức Phật thu phục năm anh em Kiều Trần Như là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hành đạo của Ngài. 

Đạo Phật có hoài bão lớn lao là chuyển hóa đời sống con người, từ phàm tục đến thánh thiện. Để thực hiện mục đích đó, đức Phật giảng dạy nhiều phương pháp đa dạng, tùy theo trình độ của mỗi đối tượng tiếp nhận. Tuy nhiên, trong tất cả các lộ trình tu tập ấy, giới luật luôn là điểm xuất phát đầu tiên.

 

Người xuất gia, quan trọng nhất là học và hành trì về giới luật, giới luật là bước đi đầu mang nền tảng vững chắc giúp hành giả không rơi vào giới cấm thủ. Những điều giới luật mà Đức Phật thuyết ra nhằm duy trì mạng mạch của Tăng già, vì hạnh phúc an lạc cho tất cả chúng sanh. Vì thế, hành trì giới luật là thực hành một nếp sống khuôn mẫu phạm hạnh, là chuẩn mực đạo đức của Phật giáo nói riêng và xã hội nói chung.

Thanh Tuấn

Download Android Download iOS
TP. HCM: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tây Ninh thăm, chúc Tết Ban Thường trực HĐTS và Văn phòng 2 TƯGH

PSO – Sáng ngày 18/01/2025 (nhằm ngày 19/12 năm Giápp Thìn), tại Trụ sở Văn phòng 2 TƯGH – Thiền viện Quảng Đức (294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM), phái đoàn của Ban Trị sự PG tỉnh Tây Ninh đã đến chúc Tết Nguyên đán chư Tôn đức Ban Thường Trực HĐTS và VP2 Trung ương GHPGVN.

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online