TP.HCM: TT.Thích Trí Chơn chia sẻ kinh nghiệm hoằng pháp chủ đề “Hoằng pháp và thực nghiệm giáo pháp”

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 07/04/2024 (nhằm ngày 29/02 năm Giáp Thìn), tại Khóa tập huấn Nghiệp vụ Hoằng pháp năm 2024 tại TP.HCM diễn ra từ ngày 4 - 7/04/2024, TT. Thích Trí Chơn - Ủy viên HĐTS, Phó ban Hoằng pháp TƯ, Viện chủ Tu viện Khánh An có buổi chia sẻ kinh nghiệm hoằng pháp với chủ đề “ Hoằng pháp và thực nghiệm giáo pháp”.

TT. Thích Trí Chơn - Ủy viên HĐTS, Phó ban Hoằng pháp TƯ, Viện chủ Tu viện Khánh An

Mở đầu buổi chia sẻ Thượng tọa giảng sư nêu khái nệm về “Hoằng Pháp”, hoằng pháp là đem giáo lý của Phật lưu truyền khắp nhân gian, để giúp cho chúng sanh nơi nơi được thức tỉnh hồi đầu. Chúng ta, ai cũng hiểu chư Tăng Ni phải có trách nhiệm hoằng dương chánh pháp, còn Phật tử tại gia thì phải có trách nhiệm hộ trì để giúp Tam bảo được tồn tại lâu dài.

Để công tác hoằng pháp đạt được hiệu quả, việc đầu tiên vị giảng sư phải hiểu về Pháp có 3 nghĩa đó là “Diệu pháp, Chánh pháp, Tuỳ pháp”. Lời dạy đức Thế Tôn, chân lý tồn tại khách quan, ngay thẳng thời kỳ hưng thịnh có nhiều bậc thánh chứng đạo, chứng quả. Chánh pháp có thể thực hành và ứng nghiệm ngay trong giây phút hiện tại. Pháp của đức Phật có thể làm tiêu tan những phiền não, tham ái, sân hận và đem lại sự an lạc và tưới mát tâm hồn những ai thực hành nó.

Là người đệ tử Phật phải xiển dương chánh pháp, đem Pháp đi vào đời, đó chính là xứ mệnh. Việc đưa giáo Pháp có nhiều cách khác nhau như văn hoá, từ thiện, hướng dẫn phật tử… đây chính là xứ mệnh lớn nhất mà đệ tử Phật phải làm. Bắt đầu một pháp thoại phải có đầy đủ yếu tố thiện lành, mang bản chất của thiện. Pháp thoại ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai phải mang chất thiện. Câu trước phải thống nhất với câu trước, câu sau đồng điệu với câu trước, không mâu thuẫn với nhau. Một vị thuyết pháp phải có nghĩa (nội dung), có văn (phương tiện, kiến thức, ngôn ngữ) để diễn đạt đưa giáo Pháp vào đời. Người thuyết pháp phạm hạnh hoàn toàn viên mãn đó là truyền tải cho người nghe phải ứng dụng được vào trong cuộc sống hàng ngày. Sau mỗi pháp thoại người nghe phải có gì đó thực tập, tu sửa bản thân hoặc ít nhất cũng phải ngộ một điều gì đó thể thực hành thì pháp thoại mới đạt được hoàn toàn viên mãn.

Một vị pháp sư đòi hỏi phải có 12 nhân duyên đó chính là trục tư tưởng chủ đạo. Giảng sư cần phải rèn luyện cho được, đó là ngôn ngữ, cử chỉ và tâm lượng. Vị giảng sư phải nói năng rõ ràng, dứt khoát và dễ hiểu. Lời nói mang âm điệu hiền hòa, dễ mến sẽ thuyết phục người nghe từ giới bình dân cho đến hàng tri thức. Nếu như thuyết pháp chỉ học thuộc lòng, có hiểu biết thì đó là ngôn hành, người nghe chỉ nghe và không vận dụng được vào trong cuộc sống. Người pháp sư phải ngộ pháp, chứng pháp và thấy được pháp thì mới có thể truyền trao chánh pháp đến với người nghe, giúp cho nghe người bình an, lợi lạc. Đem Tâm thanh tịnh của một vị giảng sư: Thuyết pháp để làm gì? Thuyết pháp cho ai? Đức phật nói rất rõ, một vị tỳ kheo thuyết pháp tâm không thanh tịnh đó là chỉ để được khen ngợi, để nói mình uyên bác, linh hoạt ứng xử…tán dương. Nội tâm tu tập là phẩm chất quan trọng nhất đối với một vị tu sĩ Phật giáo nói chung, và đối với một vị giảng sư nói riêng. Giảng sư thuyết pháp tâm thanh tịnh, đó là phải truyền tải được 6 đặc tính của diệu pháp thì người nghe ứng dụng được vào trong cuộc sống. Tâm thanh tịnh của vị giảng sư đó là thành quả của một quá trình học tập và ứng dụng giáo lý của đức Phật vào trong đời sống hằng ngày ngang qua ba nghiệp, thân, khẩu, ý. Sức mạnh nội tại của một vị giảng sư, sẽ khiến cho niềm tin của tín đồ, quần chúng trở nên kiên cố đối với Tam bảo. Sức mạnh này sẽ phát ra một năng lượng bình an mang chất liệu Từ bi - Trí tuệ của đạo Phật tẩm ướt thẩm thấu vào thân tâm của vị giảng sư và khi truyền trao giáo pháp sẽ phát ra một năng lượng bình an cảm hóa được lòng người.

Ban THTT PSO

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online