13/11/2019 08:46

Trà vinh: Lễ hội Ok Om Bok tại chùa Sa Tha Ram Com Pong Sa La

PSO - Tối ngày 11/11/2019 (nhằm ngày 15/10/Kỷ Hợi), TT. Thạch Ngọc Rô - Trụ trì chùa Com Pong Sa La, đã long trọng tổ chức đêm hội Ok Om Bok - Cúng Trăng rằm tháng 10 âm lịch, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn Thần mặt Trăng có nguồn gốc lâu đời của đồng bào Phật tử Khmer.

Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của: TT. Thạch Ngọc Rô - Trụ trì chùa Com Pong Sa La; ĐĐ. Thạch Chhet - Phó trụ trì; cùng chư Tôn đức trong bổn Tự, ban Quản trị chùa và đông đảo quý Phật tử trong địa bàn đồng tham dự.

Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng Trăng có nguồn gốc từ rất lâu đời của người Khmer, luôn được tiến hành hàng năm vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch. Đây là ngày cuối cùng của một chu kỳ Mặt trăng xoay quanh Trái đất và cũng là thời điểm hết thời vụ của năm. Theo quan niệm của người Khmer, cúng trăng là để tạ ơn thần Mặt trăng suốt một năm đã bảo vệ mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu, đồng thời giúp cho nông dân trúng mùa tới.

Theo truyền thuyết, tiền kiếp của Phật Thích Ca là một con thỏ, sống quẩn quanh bên bờ sông Hằng. Một hôm, thần Sakah xuống trần giả làm người ăn xin để thử lòng thỏ. Không có gì làm phước, thỏ đốt lên đống lửa, nhảy vào và mời người ăn xin dùng thịt mình. Lửa bỗng dưng tắt ngấm và người ăn xin biến mất, rồi thần Sakah hiện ra khen ngợi lòng hy sinh cao đẹp của thỏ và vẽ hình thỏ lên Mặt trăng. Từ đó trở đi, người ta thường nhìn thấy hình con thỏ ngọc trên cung trăng vào tết Hạ nguyên (ngày 15/10 Âm lịch). Vì vậy, lễ cúng trăng là để tưởng nhớ đến tiền kiếp của đức Phật Thích Ca.

MC Thạch Sâm Ươne điều phối chương đêm hội, với phần mở đâu là nghi thức chào cờ Phật giáo (Khô Rup Tông). Đêm hội cúng Trăng được khai mạc với các tiết mục múa “Sa Dăm, Chằn Hanuma” vô cùng náo nhiệt.

Sau nghi thức chào cờ, Phật tử Thạch Hây thay mặt cho Ban tổ chức lên tuyên bố lý do và nêu ý nghĩa Lễ hội Ok Om Bok. 

Tại buổi lễ, chư Tăng lần lượt thắp sáng những ngọn đèn tượng trưng cho ánh sáng Trí tuệ và lòng Từ bi, cùng với các thực phẩm đặc trưng dân gian được trưng bày rất đẹp mắt dâng lên cúng dường Tam bảo.

Chư Tôn đức đồng thanh tụng kinh, lễ bái Tam bảo và cùng quý Phật tử thành kính hướng về tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – nhiếp tâm thanh tịnh, nhập từ bi quán để tạ ơn theo tín ngưỡng người Khmer. Tiếp theo, vị chủ lễ lấy ít cốm dẹp, chuối… xem như Lộc xin được thỉnh từ Đức Phật và cho các em bé ngậm trong miệng và đấm nhẹ vào lưng ba cái, sau đó hỏi lớn lên ước mơ sẽ làm gì..? nhằm để dự đoán tương lai các bé.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức lần lượt trao hoa đăng đến các Phật tử, các em nhỏ để diễu hành cùng Protip một vòng chánh điện trong lời chúc phúc của chư Tăng và  tiến hành nghi thức thả hoa đăng xuống hồ ngay trong khung viên chùa lôi Protip - nhằm tưởng nhớ và tạ ơn Thần nước, đã đem lại mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu, đồng thời kèm theo những điều ước về một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. Ngoài ra còn có ý nghĩa với thông điệp là “Cầu thế cho giới hòa bình, chúng sanh an lạc”.

 

Trước đó, lúc 14h:00 cùng ngày, chùa tổ chức diễu hành Protip xung quanh các wên (phum sóc), nhằm truyền trao ngọn lửa an lạc của chánh Pháp ban rải để xua tan những bóng tối vô minh thành cam lồ dịu mát tưới tẩm tất cả chúng sanh. Đồng thời tạo thiện tâm để bà con Phật tử kết thiện duyên phát tâm bố thí cúng dường vun bồi phước báu quả lành mai sau.

Tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian trong Đêm hội Ok Om Bok năm 2019 tại chùa Com Pong Sa La cũng là lúc kết thúc trong niềm hỷ lạc, ấm cúng và thắm tình đạo vị.

CTV - Pháp Trí

   
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online