TP.HCM: Trung ương Giáo hội tưởng niệm 41 năm Trưởng lão Hòa thượng Đệ nhất Chủ tịch viên tịch

Sáng 29-3 (mùng 1-3-Ất Tỵ), Trung ương Giáo hội đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm 41 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ – Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, nhằm  tưởng nhớ và tôn vinh những công hạnh cao cả mà ngài đã để lại cho hậu thế.

Di ảnh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ – Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN được tôn trí tại thiền viện Quảng Đức – Văn phòng 2 Trung ương

Buổi lễ diễn ra trang nghiêm tại Thiền viện Quảng Đức (Quận 3, TP.HCM) – Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, hiện diện có Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm – Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Pháp – Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, cùng chư tôn Trưởng lão Hội đồng Chứng minh, chư tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, lãnh đạo các ban, viện Trung ương.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn cùng chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS thành kính tưởng niệm

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, thế danh Văn Kính, pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ, sinh ngày 1-11-1909 (19-9 năm Kỷ Dậu) trong một gia đình thâm tín Phật pháp tại làng Trung Kiên, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Dòng tộc của Ngài có truyền thống tu học và hành đạo lâu đời, nối đời hộ trì Tam bảo, với nhiều vị cao tăng khai sơn và trùng hưng các danh lam cổ tự tại miền Trung Việt Nam.

Từ thuở ấu thơ, Ngài đã sớm bộc lộ căn duyên Phật pháp, tinh thông Hán học và kinh điển. Năm 14 tuổi, Ngài xuất gia tại chùa Hải Đức (Huế), sau đó được Thiền sư Viên Thành thu nhận làm đệ tử, ban pháp danh Tâm Như, pháp tự Đạo Giám. Năm 20 tuổi, Ngài thọ Cụ túc giới tại giới đàn chùa Từ Vân (Đà Nẵng), đỗ Thủ Sa-di và được ban pháp hiệu Thích Trí Thủ.

Dấn thân vào con đường hoằng pháp và giáo dục, Ngài đã tham học tại nhiều Phật học đường danh tiếng, từng giảng dạy tại các trường Phật học Phổ Thiên, Tây Thiên, Báo Quốc, và đặc biệt là sáng lập Ni trường đầu tiên tại chùa Từ Đàm vào năm 1939. Với tinh thần nhập thế, Hòa thượng đã tích cực mở mang giáo dục Phật giáo, chủ trương giảng dạy song hành nội điển và thế học, đặt nền móng cho hệ thống trường Bồ Đề sau này.

Tăng Ni thành kính tưởng niệm

Không chỉ là một bậc tôn túc uyên thâm Phật học, Hòa thượng còn đóng vai trò quan trọng trong các phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo. Từ những năm 1940, Ngài đã tham gia các hoạt động xã hội, đấu tranh bảo vệ đạo pháp và dân tộc, được bầu làm Đại biểu Hội đồng nhân dân Thừa Thiên trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Năm 1951, Ngài giữ chức Hội trưởng Hội Phật học Trung phần, góp phần vào sự hình thành Tổng hội Phật giáo Việt Nam.

Năm 1963, trong phong trào đấu tranh chống đàn áp Phật giáo, Hòa thượng đã cùng chư tôn đức lãnh đạo cuộc vận động, chịu nhiều gian lao thử thách. Sau Pháp nạn 1963, Ngài đảm nhiệm nhiều trọng trách trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lần lượt giữ các chức vụ Tổng vụ trưởng Hoằng pháp, Tổng vụ trưởng Tài chánh, Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học – tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh.

Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, cung tuyên tiểu sử Trương lão Hòa thượng Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN

Sau năm 1975, với tâm nguyện thống nhất Phật giáo cả nước, Hòa thượng đã dốc sức vận động để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1981, tại Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam, Ngài được suy tôn làm Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Suốt cuộc đời hoằng pháp, Hòa thượng đã dành tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục, dịch thuật kinh điển, xây dựng cơ sở Phật giáo, và gắn kết Phật giáo với dân tộc. Những tác phẩm biên dịch và trước tác của Ngài, như Kinh Phổ Môn, Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa… vẫn là những tài liệu quý giá cho hậu thế.

Hòa thượng viên tịch vào lúc 21 giờ 30 ngày 2-4-1984 (nhằm ngày 2-3 năm Giáp Tý), trụ thế 76 năm, 56 năm hạ lạp. Nhục thân của Ngài được nhập tháp tại tu viện Quảng Hương Già Lam.

Chư tôn giáo phẩm và đại chúng tụng kinh cầu nguyện
Thành kính dâng trà cúng dường Giác linh

Tại buổi Lễ tưởng niệm, chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội thành kính dâng hương, cúng dường trà và phạm thực, đảnh lễ Giác linh tri ân công đức to lớn của Đức Đệ nhất Chủ tịch GHPGVN. Đồng thời phát nguyện tiếp nối chí nguyện phụng sự của bậc tiền nhân, tiếp tục dốc lòng phụng sự vì lợi ích dân tộc và đạo pháp, đoàn kết xây dựng GHPGVN ngày càng phát triển vững mạnh, trang nghiêm.

Lễ tưởng niệm tại tu viện Quảng Hương Già Lam

Trước đó, chiều 28-3, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn cùng chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội đã đến chùa Quảng Hương Già Lam để dâng hương tưởng niệm và cúng lễ tiên thường Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ.

Bảo tháp của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ tại tu viện Quảng Hương Già Lam
Thượng tọa Thích Phước Nguyên – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương, phát biểu cảm tạ
Trung ương Giáo hội tổ chức trang nghiêm Lễ tưởng niệm 41 ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Thủ – Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Đăng Huy

Nguồn: chutichghpgvn.vn

Download Android Download iOS
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi ủng hộ nạn nhân động đất tại Myanmar và Thái Lan

PSO - Hôm nay ngày 31/3/2025, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký công văn số 95/HĐTS-VP1 về việc kêu gọi ủng hộ các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan.

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Phát động cuộc thi sáng tác “Ngọa Vân - Niềm tự hào lịch sử Phật giáo Việt Nam”

Nhằm lan tỏa vẻ đẹp và giá trị văn hóa, tâm linh của Ngọa Vân, Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Ngọa Vân - Yên Tử tổ chức cuộc thi sáng tác với chủ đề “Ngọa Vân - Niềm tự hào Phật giáo Việt Nam”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 7/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online