Tuyên Quang: Khánh thành Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp

Sáng ngày 17/3/2024 (nhằm ngày 08 tháng 02 năm Giáp Thìn), Ban quản trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam long trọng tổ chức lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp tại xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Hoà thượng Thích Gia Quang tặng hoa chúc mừng Đại lễ. Ảnh: Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có: Hoà thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Thông tin truyền thông GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tuyên Quang cùng chư tôn đức lãnh đạo các tỉnh thành.

Về phía Thiền phái Trúc Lâm có chư tôn đức ban quản trị: Hoà thượng Thích Minh Nghĩa, Thượng toạ Thích Thông Hạnh, Hoà thượng Thích Thông Luận, Thượng toạ Thích Minh Đạo, Thượng toạ Thích Tâm Thuần, Ni trưởng Thích Nữ Hạnh Diệu cùng chư tôn đức trụ trì các thiền viện, thiền tự trong tông môn Trúc Lâm.

Chư tôn Hoà thượng Giáo phẩm chứng minh Đại lễ. Ảnh: Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp

Dự lễ khánh thành có đồng chí Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ; Cục An ninh nội địa Bộ Công an. Đại biểu tỉnh Tuyên Quang có các đồng chí: Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh, một số cơ quan ban, ngành của tỉnh và trên 10 nghìn tăng, ni phật tử cả nước và nhân dân du khách thập phương.

Đại biểu tham dự Đại lễ. Ảnh: Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp

Công trình Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp có diện tích quy hoạch trên 20 ha. Sau lễ đặt đá từ năm 2013, đến đầu năm 2019, Thiền viện mới chính thức đi vào xây dựng với 5 hạng mục chính. Hiện các hạng mục quan trọng đã được hoàn thành. Tòa Tam Bảo với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cầm cành hoa sen (Niêm hoa vi tiếu - Biểu tượng của Thiền Tông) cao 18m, tọa trên tòa tháp 3 tầng, mỗi tầng có chiều cao 5m.

Đại tượng Phật lộ thiên cao 18m toạ trên hệ thống thờ tự

Hai bên tòa tháp là hai khu nhà chư tăng với diện tích mỗi khu nhà 450m2, bao gồm giảng đường có diện tích 2.500m2, thiền đường, diện tích 1.500 m2, một sân lễ lộ thiên, diện tích 1.500m2. Hai bên Tòa Tam Bảo là Đông lang và Tây lang. Đây là nơi thờ Phật, chư vị tổ sư, lưu trữ kinh điển Phật giáo, tài liệu, sách về thiền phái Trúc lâm, nơi sinh hoạt của tăng, ni, phật tử...

Khu vực thờ tự chính

Công trình có Cổng Tuệ Quang, lấy ý tưởng từ hình ảnh Tháp Tuệ Quang, nơi thờ Sơ tổ Trúc Lâm - Phật hoàng Trần Nhân Tông tại núi Yên Tử. Cổng Tuệ Quang gồm một tháp chính giữa cao 12m, tọa trên thành đá, tượng trưng cho Trường thành, cao 9m, dài 20 m, có 3 cửa ra vào. Các hạng mục còn lại như: Viện Đại Trí (nơi phục vụ giáo dục), Viện Đại Hạnh (nơi phục vụ y tế), Viện Đại Bi (nơi tổ chức các hoạt động cho thanh thiếu nhi).

Cổng Tam Quan được xây dựng với biểu tượng chính là Huệ Quang kim tháp

Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp đi vào hoạt động sẽ là nơi đào tạo tu học cho tăng, ni trên mọi miền Tổ quốc; thanh thiếu niên tìm về rèn luyện đạo đức; là điểm nhấn du lịch tâm linh của Tuyên Quang, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa phật giáo, kết nối các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương cũng như của tỉnh.

Trong diễn văn khánh thành, Đại đức Thích Trúc Thông Phổ - Trụ trì thiền viện khẳng định: Một ngôi thiền viện trang nghiêm thanh tịnh, uy đức trầm hùng hiển hiện sẽ là niềm tự hào của người dân Tuyên Quang, vì đó là một môi trường đạo đức, một ngôi nhà văn hoá tâm linh, sẽ làm sống dậy những chất liệu viết nên trang sử vàng son của triều đại nhà Trần trong đương đại. Công trình hoàn thành kính dâng lên Hoà thượng Tông chủ thiền phái, đền đáp ơn khai hoá của Ngài.

Lễ mừng khánh thọ Hoà thượng Tôn sư 101 tuổi

Đạo từ tại buổi lễ, Hoà thượng Thích Gia Quang hoan hỉ trước công trình xây dựng thiền viện, tán thán công đức của ban lãnh đạo và nhắc nhở tăng ni, Phật tử thiền viện tinh tấn tu hành, góp phần xiển dương chính pháp nơi mảnh đất xứ Tuyên.

Hoà thượng Thích Gia Quang ban bố pháp nhũ tới Đại lễ

Dịp này, nguyên Đại tướng Phạm Văn Trà đã tự hào ôn lại những thắng lợi vẻ vang của cha ông và sơ lược về sự đóng góp to lớn của Phật giáo Việt Nam và điển hình là tinh thần hộ quốc an dân của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thời nhà Trần.

Đại tướng Phạm Văn Trà phát biểu chúc mừng Đại lễ

Tại lễ khánh thành, Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp Tuyên Quang tặng 21 suất quà cho 21 sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Thiền viện, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng; tặng quà tán dương công đức các Phật tử đạo tràng và công nhân xây dựng Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp.

Trao tặng 21 suất quà dành cho các em sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Thiền viện

Sau buổi lễ hành chánh, Ban Tổ chức đã cung thỉnh chư tôn đức giáo phẩm, Tăng, Ni và khách quý đối trước tam bảo cử hành nghi thức cắt băng khánh thành và niêm hương cầu nguyện.

Lễ cắt băng khánh thành và thả chim bồ câu cầu nguyện thế giới hoà bình

Trước đó, tối 16/3 (08/02 AL), Thiền viện đã tổ chức buổi lễ chúc thọ Hoà thượng Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm, tưởng niệm chư tôn thiền đức đã viên tịch và chương trình văn nghệ, thả đèn hoa đăng và bắn pháo hoa tầm thấp.

Sau đây là một số hình ảnh tại lễ khánh thành:

Thiền viện Trúc lâm Chính Pháp

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online