An Giang: Thượng tọa Thích Phước Nguyên giới thiệu về chương trình mục tiêu, phương hướng hoạt động nhiệm kỳ IX của Trung ương GHPGVN

PSO - Chiều ngày 04/4/2024 (26/2 năm Giáp Thìn) Ban Tổ chức khóa bồi dưỡng trụ trì năm 2024 tại chùa Bình An ( TP. Long Xuyên ) đã đón tiếp TT. Thích Phước Nguyên – Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội quang lâm thuyết giảng giới thiệu về chương trình mục tiêu, phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX (2022-2027) của Trung ương GHPGVN.

Tại buổi giảng, Thượng tọa Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 TƯ đã thông qua nội dung Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022 - 2027, gồm có 12 mục. Trong đó, về phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ có 12 mục tiêu cần phải quan tâm thực hiện.

TT. Thích Phước Nguyên – Phó tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội thuyết giảng giới thiệu về chương trình mục tiêu, phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX (2022-2027) của Trung ương GHPGVN

Tại đây, Thượng tọa nhấn mạnh về mục tiêu thứ 02 là: “Nâng cao năng lực quản trị hành chính và điều hành hoạt động Phật sự của Giáo hội. Xây dựng Giáo hội số theo xu thế thời đại. Kiện toàn và hoàn thành các Trung tâm điều hành, hành chánh điện tử của 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN các địa phương” .

Tiếp đó, Thượng tọa chia sẻ chuyên sâu về nâng cao năng lực quản trị, lãnh đạo đến Tăng Ni trụ trì. Nói về quản trị, mặc dù là từ ngữ chuyên ngành, nhưng tất cả mọi người đều có thể làm quản trị, không phân biệt cấp bậc, tầng lớp. Được hiểu là sự sắp sếp linh hoạt, phân bổ thời gian cho hợp lý, thực hiện các công việc một cách có hệ thống, thông qua việc học tập trao dồi. Cũng như thực hiện các hoạt động Phật sự để đạt được kết quả, hiệu quả cao nhất. Quản trị cũng có thể được phát huy một cách vô tình từ một cá nhân chưa được qua đào tạo.

Dịp này, Thượng tọa giảng sư dẫn chứng các công việc cụ thể dựa trên bốn yếu tố cơ bản của “quản trị” đó là: 1. Hoạch định kế hoạch. 2. Tổ chức nhân sự. 3. Trình độ, tư duy của lãnh đạo. Và 4 là hệ thống và tuân thủ.

Tại cơ sở tự viện, mỗi Tăng Ni trụ trì cần phải có năng lực quản trị thì mọi việc từ nhỏ đến lớn mới vận hành trơn tru, thành tựu. Hiểu đúng trách nhiệm, hiểu rõ công việc mình đang làm, lên kế hoạch rõ ràng từng bước để quản lý, sắp xếp thời gian cho phù hợp. Kết quả công việc của từng năm phải có sự thay đổi, tốt lên.

Thượng tọa cũng lưu ý, việc quản trị không phải chỉ của mỗi trụ trì, phó trụ trì... mà tất cả mọi thành viên trong cơ sở tự viện đều phải có năng lực quản trị. Đó là quản trị cuộc đời mình, quản trị công việc mình làm hàng ngày, có như vậy mới phát triển giá trị bản thân.

Thượng tọa chia sẻ, nếu chúng ta có trình độ tổ chức, tâm huyết, làm những việc ý nghĩa thì sẽ thu hút được nhiều tín đồ nhân dân Phật tử đến Quy y, góp phần truyền bá chánh pháp của Đức Phật một cách rộng rãi.

Cuối buổi giảng, Thượng tọa cũng gửi lời tri ân đến ban tổ chức, chư Tôn đức Tăng Ni đã trở về tập trung tại đây để trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Rèn luyện đạo hạnh để trở thành những Tăng Ni có tài, có đức, phục vụ đạo pháp trong tương lai.

Tin, ảnh: Minh Thái, Minh Tuấn

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online