30/04/2022 16:53

Bạc Liêu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh chú trọng công tác xây dựng, tôn tạo cơ sở Giáo hội và tự viện nhiệm kỳ 2017-2022

Để chánh pháp được lưu truyền, cũng là tạo điều kiện để chư Tăng Ni tỉnh nhà hoạt động Phật sự được thuận tiện và hiệu quả hơn thì việc xây dựng, tôn tạo lại cơ sở Giáo hội và các tự viện đặc biệt cần thiết, nhằm phục vụ cho công tác của Phật giáo tỉnh nói chung và các huyện, thị, thành phố nói riêng. Trong nhiệm kỳ 2017-2022, GHPGVN tỉnh đã thành tựu những công tác Phật sự quan trọng trong lĩnh vực này, đánh dấu một nhiệm kỳ với nhiều công trình trọng điểm, đặt những dấu son mới trong hành trình phát triển của Phật giáo tỉnh nhà.
Lễ cắt băng khánh thành Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh năm 2019

Trước tiên, thành tựu nổi bật nhất trong công tác này là việc xây dựng Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, đặt tại chùa Long Phước, phường 5, thành phố Bạc Liêu. Đây là một trong những công trình trọng tâm, nơi đây là nguồn mạch chính yếu cho các sinh hoạt chung của Giáo hội, đáp ứng sự mong đợi của chư Tôn đức Tăng Ni của Phật giáo tỉnh nhà. Công trình khởi công vào ngày 05/4/Mậu Tuất, diện tích xây dựng trên 1400 m2, với 03 hạng mục chính: Khu hành chánh (gồm Văn phòng, Phòng họp Ban Thường trực, Hội trường, Phòng khách và các ban ngành của Ban Trị sự), bếp ăn và bãi đậu xe. Bằng sự nỗ lực làm việc của Ban Giám sát công trình và toàn thể công nhân, sau 01 năm thi công công trình hoàn thành, khánh thành ngày 08/5/2019 (04/4/Kỷ Hợi) đúng vào dịp Lễ Húy kỵ lần thứ 10 của cố HT. Thích Huệ Hà và cũng là niềm hoan hỷ hướng đến chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2019. Công trình với diện mạo khang trang, phong cách kiến trúc hiện đại, tổng kinh phí xây dựng là gần 14,5 tỉ đồng.

Hoà thượng Chủ tịch HĐTS trao khánh vàng nhân Lễ khánh thành Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và Lễ Húy kỵ lần thứ 10 cố HT. Thích Huệ Hà

Công trình Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh mang ý nghĩa thiết thực về sự hội tụ và lan tỏa, là ngôi nhà chung cho chư Tăng Ni tỉnh nhà cùng chung tay phụng sự Đạo pháp. Từ khi đưa vào hoạt động, Trụ sở Ban Trị sự đã phát huy được vai trò, chức năng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh trong công tác quản lý, tạo điều kiện giúp các ban chuyên trách hoạt động ngày càng hiệu quả.

TT. Thích Giác Nghi nhận hoa chúc mừng nhân ngày Lễ khánh thành Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh
và Lễ Húy kỵ lần thứ 10 cố HT. Thích Huệ Hà

Thành tựu thứ hai phải kể đến là việc xây dựng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bạc Liêu. Theo tâm nguyện của cố Hòa thượng Thích Huệ Hà, Nguyên UV HĐTS GHPGVN, Trưởng  ban BTS GHPGVN tỉnh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Bạc Liêu

, đó là

di dời Trường Trung cấp Phật học về tổ đình Long Phước. Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 04/11/2020 (19/9/Canh Tý), trên phần đất 2.800 m

2

của tổ đình Long Phước, phường 5, Tp. Bạc Liêu. Công trình Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bạc Liêu với diện tích 19m x 40m, gồm 1 tầng trệt, 1 tầng lầu. Trải qua thời gian thi công, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công tác xây dựng bị gián đoạn. Đến nay, khi tình hình dịch bệnh đã lắng dịu, chư Tôn đức Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh ngày đêm đôn đốc tiến độ thi công để đảm bảo kịp khánh thành vào dịp Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh nhiệm kỳ 2022 – 2027, cũng là dịp Lễ Húy kỵ Cố Hòa thượng thượng Huệ hạ Hà (5/4 ÂL). Công trình thể hiện sự tiếp nối tâm nguyện của cố Hòa thượng mong muốn có được nơi trang nghiêm để Tăng Ni sinh tu học, trau dồi giáo lý Phật pháp, bồi dưỡng các thế hệ Tăng tài phụng sự cho công tác Giáo hội, góp phần hoằng truyền chánh pháp đưa Phật giáo Bạc Liêu ngày càng phát triển trang nghiêm, hưng thịnh theo tinh thần Đạo pháp và Dân tộc.

Phối cảnh trường Trung cấp Phật học Bạc Liêu

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, GHPGVN tỉnh còn chú trọng hỗ trợ xây dựng Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN các huyện, thị. Dựa trên tình hình thực tế của Ban Trị sự GHPGVN tại mỗi địa phương, GHPGVN tỉnh xem xét và ưu tiên xây dựng Trụ sở Ban Trị sự các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. Nhiệm kỳ qua, hai công trình Trụ sở BTS GHPGVN huyện Phước Long và Trụ sở BTS GHPGVN huyện Đông Hải được xúc tiến xây dựng và kịp khánh thành vào dịp Đại hội Đại biểu Phật giáo các huyện thị nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đại hội Đại biểu Phật giáo huyện Phước Long diễn ra vào ngày 10/10/2021 (05/9/Tân Sửu) trong niềm đại hoan hỷ của chư Tăng Ni và Phật tử huyện nhà khi Trụ sở BTS Phật giáo huyện với sự góp phần hỗ trợ kinh phí của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, sự kỳ quyết của Ban Trị sự Phật giáo huyện, đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Nghi thức cắt băng khánh thành diễn ra trước đại hội đánh dấu một chặng đường mới hứa hẹn nhiều thành tựu Phật sự trong nhiệm kỳ 2021-2026.

Lễ khánh thành trụ sở BTS huyện Phước Long năm 2021

Đông Hải là một trong hai huyện chào mừng đại hội trong niềm vui hoàn thành Trụ sở Ban trị sự Phật giáo huyện với sự hỗ trợ kinh phí một phần của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, trước phiên chính thức của đại hội diễn ra vào ngày 11/10/2021 (06/9/Tân Sửu), Ban tổ chức cung nghinh chư Tôn đức cùng quý lãnh đạo chính quyền cắt băng khánh thành trong niềm hoan hỷ của toàn thể đại chúng.

Lễ khánh thành trụ sở BTS huyện Đông Hải năm 2021

Đồng thời, trong nhiệm kỳ qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện xây dựng, trùng tu được những công trình lớn, góp phần tôn tạo cảnh quan tại các tự viện ngày càng trang nghiêm. Trong số đó không thể không kể đến công trình Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu được khởi công xây dựng giữa tháng 5/2016, trên khu đất rộng khoảng 18 ha, gồm 18 hạng mục. Sau gần 3 năm xây dựng, đến ngày 01/12/2019 được khánh thành và đưa vào sử dụng với các hạng mục cơ bản hoàn thành như: Ngôi chánh điện, nhà Tổ, hành lang tả hữu, cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, nhà trụ trì, sân vườn....  với kinh phí ước tính trên 100 tỉ đồng.

Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ lim và đá Thanh Hóa, được xây dựng theo kiến trúc của thời Lý - Trần mang đậm dấu ấn truyền thống văn hóa dân tộc. Kinh phí xây dựng công trình từ nguồn xã hội hóa, góp phần tạo nên một quần thể kiến trúc mang ý nghĩa văn hóa lịch sử, đặc trưng của tỉnh Bạc Liêu. Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu không chỉ là nơi tu hành của chưTăng Ni, Phật tử trong tỉnh, mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong vùng, là điểm nhấn du lịch văn hoá tâm linh dành cho du khách thập phương các nơi về chiêm ngưỡng.

Lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu năm 2019
Ngoài ra, không thể không kể đến công trình Bảo điện Dược sư tại chùa Giác Hoa, ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, là sự đánh dấu thành tựu nổi bật trong công tác xây dựng tôn tạo cơ sở Phật giáo tại tỉnh nhà. Công trình thể hiện tâm huyết của Sư cô Trụ trì Thích Nữ Nghiêm Thành và chư Ni, Phật tử, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào Phật tử quanh vùng, góp phần phát triển du lịch tâm linh của huyện Vĩnh Lợi.

Lễ đặt đá xây dựng công trình được tổ chức vào 24/4/2019, đến nay đã được hoàn thiện. Công trình Đài Dược Sư gồm hai tầng: tầng trên tôn trí tôn tượng Đức Phật Dược Sư cao 32m. Tầng trệt là Bửu điện nơi diễn ra các khóa lễ trì kinh của đạo tràng Phật tử hoặc tổ chức các lễ Vía Phật Dược Sư. Không gian bên trong Đài Dược Sư rộng thoáng và rực rỡ một màu vàng sáng rực, gồm 7 tôn tượng Dược Sư được dát vàng. Sự kết hợp giữa việc chạm khắc tinh xảo của những người thợ và sự tỉ mỉ bởi bàn tay khéo léo của chư Ni tại bổn tự trong việc dát vàng lên các tôn tượng tạo ánh hào quang tỏa sáng trong không gian thiêng liêng huyền diệu. Trong suốt thời gian xây dựng, SC. Thích Nữ Nghiêm Thành đã tổ chức nhiều khoá lễ trì kinh Dược Sư, nguyện cầu thành tựu công tác xây dựng Tôn tượng Đức Phật Dược Sư và dịch bệnh tiêu trừ. Đây là một công trình tâm linh đặc sắc, nơi an trú tinh thần cho thiện nam tín nữ Phật tử địa phương.

Quang cảnh Đài Dược Sư tại chùa Giác Hoa

Ngoài ra, việc quy hoạch khu Quán Âm Phật Đài cũng là một công tác quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh trong nhiệm kỳ qua. Một nơi có sức thu hút lớn đối với khách hành hương, địa điểm du lịch mang màu sắc văn hóa Phật giáo nơi vùng ven biển Bạc Liêu. Đây là nơi nguồn mạch văn hóa tâm linh của tỉnh nhà, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào Phật tử vùng ven biển và du khách thập phương. Theo kế hoạch, tổng thể khu Quán Âm Phật Đài sẽ được quy hoạch phù hợp với tiêu chí là điểm du lịch tâm linh đạt chuẩn quốc gia, tạo nên cảnh quan vừa đẹp, vừa trang nghiêm, mang lại cảm giác thư thái, an yên cho du khách mỗi khi đến tham quan, chiêm bái.

Quang cảnh Khu Quán Âm Phật Đài

Công tác xây dựng, tôn tạo các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer cũng đạt nhiều thành tựu vượt bậc. Các tự viện Phật giáo Nam tông trong tỉnh đã lần lượt xây dựng, trùng tungày càng khang trang hơn.

Chùa Kom Phir Sa Kor Prêk Chru – chùa Xiêm Cán (Xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu), do TT. Dương Quân Trụ trì, trải qua 3 lần trùng tu, từ một ngôi Tam bảo với mái lá đơn sơ, dần được tu sửa bằng xi măng cốt thép kiên cố. Đến tháng 4 năm 2018, nhờ sự phát tâm cúng dường của quý Phật tử ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer, quá trình đại tu ngôi chánh điện được diễn ra và đến nay hoàn thành tốt đẹp với tất cả các hạng mục có tổng chi phí là 2.900.000.000 (Hai tỷ chín trăm triệu đồng). Lễ khánh thành ngôi Chánh điện được Thượng toạ Dương Quân trọng thể tổ chức vào ngày 28/01/2020 (04/01/Canh Tý). Chùa Xiêm Cán mang lối kiến trúc Angkor. trong đó ngôi chính điện là hạng mục mang đậm nét văn hóa Khmer, được trang trí nhiều bức phù điêu, hoa văn rất công phu, sống động. Diện mạo mới của ngôi Chánh điện sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Phật tử chùa Xiêm Cán. Đặc biệt là tạo điều kiện ngành du lịch tâm linh tỉnh Bạc Liêu phát triển bởi những giá trị độc đáo của chùa Xiêm Cán. Ngoài ra, chùa còn xây dựng 4 phòng học giáo lý cho chư Tăng vào dịp Đại lễ Phật đản PL.2565-DL.2021.

Quang cảnh Chùa Xiêm Cán

Hiện tại, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Khmer tại địa phương, có nơi thờ tự trang nghiêm, ngoài không gian điện thờ các chùa xuống cấp cũng đã được trùng tu chỉnh trang như: Chùa Buppharam (chùa Cái Giá Chót), ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi cũng đang tôn tạo lại Chánh điện; chùa Soryaram (chùa Cái Giá Giữa), chùa Cosdon (Phước Long), chùa Hòa Bình mới (Hòa Bình), chùa Khna Ruộng (Hồng Dân)… xây mới ngôi Sala; các chùa như: chùa Prochumsakor, phường 7, Tp. Bạc Liêu, chùa Giá Rai mới, chùa Hộ Phòng cũ… xây mới chánh điện; chùa Cos Thum, chùa Đầu Sấu (Hồng Dân) xây dựng Tăng xá,… và còn nhiều tự viện xây dựng các cổng rào, cổng chùa, tái thiết lại cảnh quan trong khuôn viên chùa tạo nên không gian vừa trang nghiêm vừa đáp ứng nhu cầu chiêm bái, tham quan của đồng bào Phật tử.

Chánh điện Chùa Buppharam

Trong bối cảnh tình hình chung có nhiều khó khăn, nhất là giai đoạn đại dịch Covid-19 lan rộng toàn tỉnh, các hoạt động Phật sự của GHPGVN tỉnh Bạc Liêu cũng chịu ảnh hưởng, nhưng với sự sáng suốt, sự chỉ đạo kịp thời của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, cùng sự đồng thuận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, Phật giáo tỉnh đã thích ứng linh hoạt, làm tốt công tác nắm bắt tình hình thực tế, tham mưu, chỉ đạo thực hiện các hoạt động Phật sự phù hợp tình hình một cách nhanh chóng, chính xác, mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt là thành tựu trong công tác xây dựng cơ sở Giáo hội, tôn tạo các tự viện, đáp ứng được công tác quản lý Giáo hội, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của các tầng lớp nhân dân, Phật tử trong và ngoài tỉnh.

Trụ sở Hội Đoàn kết Sư Sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu

Trong nhiệm kỳ tới, GHPGVN tỉnh sẽ tiếp tục xúc tiến xây dựng hoàn thiện các công trình còn đang dang dở cũng như tiếp nối các công trình mới để nâng tầm diện mạo cơ sở tự viện ngày thêm trang nghiêm thanh tịnh. Qua đó, Phật giáo tỉnh trân trọng tri ân sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp chính quyền trong việc cấp giấy phép xây dựng cũng như hỗ trợ công tác giữ gìn an ninh trật tự trong thời gian xây dựng các công trình và diễn ra lễ khánh thành. Bên cạnh đó, Phật giáo tỉnh chân thành cảm niệm công đức quý mạnh thường quân, quý nhà hảo tâm, quý Phật tử gần xa đã đóng góp cúng dường, hỗ trợ về mọi mặt để các công trình được hoàn thành kịp tiến độ. Thành tựu nêu trên một lần nữa khẳng định sự chung sức, chung lòng của toàn thể Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà đã tạo nên sức mạnh đoàn kết, góp phần xây dựng ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh ngày càng trang nghiêm, hưng thịnh.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận:


Trụ sở BTS GHPGVN tỉnh
Chùa Long Phước, phường 5 TP. Bạc Liêu
Chùa Ghositaram, xã Hưng Hội, Huyện Vĩnh Lợi
Chùa Buppharam, xã Hưng Hội, Huyện Vĩnh Lợi
Tịnh xá Bửu An , Thị trấn Hòa Bình, Huyện Hòa Bình
Chùa Giác Hoa, xã Châu Thới, Huyện Vĩnh Lợi
Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu, phường Nhà Mát, Tp. Bạc Liêu

Thực hiện: TTTT PG Bạc Liêu

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online