Biên Hòa: Thiền viện Phước Sơn khai giảng lớp Phật học Tam tạng Pali niên khóa (2024 – 2025)

Pāli còn gọi là Nam Phạn, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Ấn-Arya Trung cổ hay prakrit. Nam Phạn là ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm, là bộ sưu tập những lời giáo huấn, những lời dạy của Đức Phật Gotama trong suốt 45 năm kể từ khi Ngài chứng đắc quả vị Phật Chánh Đẳng Giác cho đến khi tịch diệt Niết-bàn.

Kể từ khi Đức Phật nhập Niết-bàn, đã có 4 lần Tam Tạng Kinh điển được các bậc cao Tăng trùng tuyên lại nhằm duy trì chính xác và đầy đủ Kim ngôn của Ngài, trong đó 3 lần kết tập Tam Tạng đầu đều bằng truyền khẩu (Mukhapātha) do chưa có chữ viết,

gần đây nhất là ngày 2/10/2023 đoàn Phật giáo Việt Nam sang Ấn Độ do Hòa thượng Bửu Chánh cùng 600 Tăng Ni, Phật tử đã tham dự kỳ trùng tụng Tam tạng thánh điển lần 18 do nước Campuchia là đơn vị đăng cai. Suốt hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, Phật giáo đã để lại cho thế giới nhiều di sản văn hóa to lớn vô giá mà cho tới nay dù đã nỗ lực rất lớn con người vẫn chưa khai thác hết.

Trong số đó, văn học Pàli Phật giáo Thượng tọa bộ là một kho báu phong phú, đóng góp rất lớn cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực. Phật giáo Việt Nam cũng có những duyên may và thành tựu to lớn trong việc phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển sang Việt ngữ, trong đó phải kể đến công lao của những bậc trưởng lão có công khai sơn phá thạch như ngài Hòa thượng Tịnh Sự, ngài Hòa thượng Thích Minh Châu và Thượng tọa Indacanda Chánh Thân. Chiều 8/1/2024 (nhằm 27/1 năm Quý Mão), Ban Chủ nhiệm Lớp Phật học Pali đã trang nghiêm diễn buổi lễ khai giảng  tại trung tâm tu học Araham, thiền viện Phước Sơn (tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Tham dự buổi khai giảng lớp học Phật giáo có: Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS GHPGVN, Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, trụ trì Thiền viện Phước Sơn, Chủ nhiệm Lớp Phật học Tam tạng Pali niên học (2024-2025)  cùng 250 chư Tôn đức Tăng Tu nữ, Phật tử đồng tham dự.

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Bửu Chánh- Chủ nhiệm Lớp Phật học Tam tạng Pali niên học (2024-2025) cho biết: “khai giảng lớp học Phật giáo Tam tạng Pali, dành cho chư Tăng Tu nữ, Cư sĩ Phật tử có điều kiện bước vào chân trời mới vi diệu pháp, ngoài việc nâng cao kiến thức Phật giáo, chư Tăng Tu nữ Cư sĩ Phật tử trẻ còn có nhiều cơ hội tham dự vào các lớp học trực tuyến từ nước ngoài không qua phiên dịch, bước vào chân trời đại học Phật giáo tại các nước quốc giáo như Myanmar, Thái lan, Ấn Độ....các học viên sẽ được đào tạo từ căn bản đến nâng cao các môn học trong thời khóa biểu phù hợp với các điều kiện tuyển sinh của các trường quốc giáo.”

Về chương trình học là các nội dung: Tam tạng Pali, kinh Thánh Cầu, Hán văn, Anh văn, tiếng Thái… do Hòa thượng Bửu Chánh; Đại đức Phước Toàn và các giáo thọ sư là những vị có nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với công tác giáo dục hướng dẫn. Sau chương trình học các Tăng sinh sẽ thi tốt nghiệp, sau tốt nghiệp chư Tăng Tu nữ, Cư sĩ Phật tử có thể thi vào các trường ở Myanmar, Thái lan....nếu hội đủ điều kiện tuyển sinh.

Phân ban TTTT Phật giáo Nam tông kinh T,Ư GHPGVN

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online