Biên Hòa: Thiền viện Phước Sơn khai mạc khóa tu học thiền vipassana đầu xuân và an vị Phật

Vipassana, nghĩa là thấy sự việc đúng như thật, là một trong những phương pháp thiền cổ xưa nhất tại Ấn độ. Truyền thống thiền này được truyền dạy tại Ấn Độ hơn 2500 năm trước. Sáng ngày 11/2/2024 tức mùng 2 tết ân lịch năm Giáp Thìn, tại trung tâm thiền vipassana, thiền viện Phước Sơn (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã trang nghiêm diễn ra khóa tu học thiền Vipassana đầu xuân  do Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởnc ban Thường trực ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, trụ trì thiền viện Phước Sơn trực tiếp giảng dạy.

Chia sẻ trong buổi khai mạc khóa tu học thiền vipassana đầu xuân 2024, Hòa thượng Bửu Chánh - cho biết: “Hôm nay tất cả chúng ta đến đây buông bỏ để tu học thiền, khóa tu học đầu xuân tại thiền viện, trước thềm xuân mới, Tất cả chúng ta ở đây tất niên tâm để đón nhận một năng lượng từ trường mới, tạo căn nhà hạnh phúc thân tâm, thông qua khóa tu học thiền đầu xuân,”

 “Chúng ta đón Tết, với khí thế đón nhận cái mới, mỗi người đến thiền viện tu học thiền đầu xuân, tích cực chuyển hóa thân tâm, từ luân hôi sinh ta ra, chúng ta nhận diện sự khổ đau và giải thoát khổ đau bằng trở về với tâm chánh niệm tỉnh giác, với hơi thở ra vào qua các khóa thiền vipassana”

 “Những gì đã tốt chúng ta tiếp tục phát huy, những điều chưa tốt thì quyết tâm sửa đổi để sang một năm mới, cuộc sống mình được mới tươi, tốt đẹp.”

 “Điểm bắt đầu một mùa xuân, cái gì cũng tươi mới. Nhà cửa được làm mới, quần áo mới, hoa trái mới, tinh thần mới nhưng chúng ta quên làm mới tâm, tâm của ta đã bao lâu lạc lối, giờ hãy trở về tìm hạnh phúc từ chính mình, ngừng tìm kiếm sự hoàn hảo bên ngoài”

 “Điểm bắt đầu một mùa xuân, cái gì cũng tươi mới. Nhà cửa được làm mới, quần áo mới, hoa trái mới, tinh thần mới nhưng chúng ta quên làm mới tâm, tâm của ta đã bao lâu lạc lối, giờ hãy trở về tìm hạnh phúc từ chính mình, ngừng tìm kiếm sự hoàn hảo bên ngoài”

“Ai ai cũng thận trọng kỹ lưỡng chuẩn bị cho mình một tâm thái thật mới tươi, tốt đẹp nhất. Phải cởi mở, hoan hỷ, vui tươi, không được giận hờn buồn trách. Chúc nhau những sự an lành may mắn...”

 “Giữa tiết trời ấm áp giao hòa lẫn lòng người cho ta cảm nhận một mùa xuân được hiển hiện qua sự mới tươi, vui vẻ, an lành. Nhưng cái gì là chất liệu làm nên một mùa xuân ấy? Nếu chỉ là sự tươi mới của đất trời, của hoa trái, của áo quần thì mùa xuân chỉ được có vài ngày rồi cũng bị cái nóng bức của ngày hè thiêu rụi, sự tàn tạ của mùa thu mang đi và giá lạnh của ngày đông sẽ làm cho đóng băng, trơ trọi. Có cố gắng vui vẻ được vài ngày rảnh rang, thuận lợi rồi lòng người cũng sẽ bộn rộn, căng thẳng, buồn vui lẫn lộn giữa bao áp lực của sự đời. Có chúc nhau muôn vàn câu an lành tốt đẹp cũng khó lấy gì đảm bảo rằng, chúng ta sẽ được toại nguyện như những lời cầu chúc ấy. Chỉ có trở về với chính mình, dừng tìm kiếm bên ngoài, trở về với hơi thở ra vô phồng xẹp, tập buông bỏ trở về với chánh niệm tỉnh giác, học cách sống trong thiền trong đạo đức Phật giáo lúc đó chúng ta mới có một mùa xuân bất tận.”

“Cho nên, không đợi đến Tết đến mới có xuân, mà quanh năm, lúc nào lòng ta cũng hoan hỷ thì mùa xuân hiển hiện. Ngày Tết, nhưng lòng ủ dột thì có khác nào sự lạnh giá của đêm đông? Muốn cuộc sống được tươi vui, hoan hỷ, chúng ta cần biết cách nhìn. Đứng trước một cành mai đang nở rộ, nếu đắm đuối theo nó chừng nào thì lúc tàn, chúng ta sẽ bị khổ đau dằn vặt chừng ấy. Nếu bình tĩnh, khoan thai, ngắm nhìn một cách thanh thản, nhẹ nhàng thì sẽ cảm nhận được một vẻ đẹp thanh cao, sống động. Khi hoa tàn, chúng ta cũng được ung dung, theo duyên tùy hỷ, chẳng chút bận lòng. Cũng thế, giữa vô vàn sai khác của sự vật xung quanh, trước bao nhiêu phức tạp và bận rộn của cuộc đời, nếu biết nhìn đúng, lúc nào chúng ta cũng có được một mùa xuân trọn vẹn.” Hòa thượng Bửu Chánh nhấn mạnh.

Khóa tu học thiền vipassana đầu xuân 2024 được diễn ra từ ngày 11 – 15/2/2024  tại trường thiền Bảo tháp thiền viện Phước Sơn.

“phát biểu trong buổi lễ an vị tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni – Hòa thượng Bửu Chánh - cho biết: “Đã 2500 năm kể từ khi Phật giáo được hình thành đến nay, đạo Phật đã lan rộng trên nhiều quốc gia trên thế giới. Với giá trị cốt lõi là từ bi và trí tuệ, Phật giáo đã trở thành chuẩn mực đạo đức được nhiều dân tộc coi trọng. Trong đó, Việt Nam cũng là đất nước thấm nhuần tư tưởng Phật giáo được nhiều người tôn thờ. Vào mỗi dịp tết đến xuân sang, người dân Việt thường lên chùa lễ Phật cầu bình an, may mắn, buông xả những phiền muộn của năm cũ để đón nhận một năm mới an khang thịnh vượng. Và duyên lành hôm nay có Phật tử đã phát tâm trong sạch cúng dường tượng Phật Bổn Sư Thịch Ca Mâu Ni cao 8m an trí trong khu vực rừng thiền, đó là việc làm phước điền vô cùng rộng lớn.”

Cũng trong sáng nay, tại khu vực rừng thiền - thiền viện Phước Sơn, đã trang nghiêm diễn ra buổi lễ an vị tôn tượng kim thân Đức Phật Thích Ca Mâu Ni,  trong 10 tôn tượng an trí tại thiền viện, được biết tôn tượng được tôn trí trên bệ cao 3m, kim thân cao 5m, tổng chiều cao 8m do gia đình Phật tử Nguyễn Đức Tâm hỷ cúng.

Phân ban TTTT Phật giáo Nam tông Kinh T.Ư GHPGVN

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online