Bình Định: Húy kỵ lần thứ 24 cố Hòa thượng Thích Liễu Không

PSO - Nhân chuyến thăm hành giả an cư tại các tỉnh miền Trung năm 2023, đoàn Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương đã đến dâng hương đảnh lễ tổ nhân húy kỵ lần thứ 24 của cố Đại lão Hòa thượng Thích Liễu Không tại chùa Thiên Bình (Nhơn Phong, An Nhơn, Bình Định).

Đoàn Ban Hoằng pháp và Ban Kinh Tế Tài chánh Trung ương có HT.Thích Từ Nghiêm – Ủy viên HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp TƯ; TT.Thích Minh Nhẫn – Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng 2 TƯ, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp TƯ; TT.Thích Phước Nghiêm – Ủy viên TT HĐTS, Phó Văn phòng 2 TƯ, Phó Ban Hoằng pháp TƯ; TT.Thích Thiện Thái – Phó Ban Kinh tế Tài chánh TƯ; ĐĐ.Thích Quảng Dũng – Ủy viên HĐTS, Phó Ban Kinh tế Tái chánh TƯ; ĐĐ.Thích Minh Thật – Ủy viên HĐTS, Chánh Thư ký Ban Kinh tế Tài chánh TƯ; TT.Thích Pháp Huệ - Ủy viên TT Ban Hoằng pháp TƯ; ĐĐ.Thích Đồng Sỹ - Ủy viên TT Ban Kinh tế Tài chích TƯ; TT.Thích Quảng Huy - Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ; ĐĐ.Thích Hạnh Ý - Ủy viên Ban Kinh tế Tài Chánh TƯ; SC.Thích nữ Huệ Thiện – Ủy viên TT Phân ban Hoằng pháp hải ngoại; Phật tử Huỳnh Hoài Đức – Phó văn phòng Ban Kinh tế tài chính TƯ; cùng chư Tôn đức thành viên Ban Hoằng pháp Trung ương và Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương tháp tùng đoàn.

Trong không khí trang nghiêm, chư Tôn đức Ban Hoằng pháp và Ban Kinh Tế Tài chính Trung ương đã đến trước Tổ đường nơi tôn trí di ảnh cố Đại lão Hòa thượng Thích Liễu Không dâng lên nén hương tưởng niệm, với lòng thành tâm nguyện cầu Giác linh cố Hòa thượng an nhiên nơi miền lạc cảnh.

Hòa thượng Thích Liễu Không thế danh Nguyễn Xuân Đệ, sinh ngày 20/10/1930 tại thôn Hữu Pháp, xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Năm lên mười tuổi, thấy có căn duyên với Phật nên song thân quyết định cho ngài xuất gia với Hòa thượng Thích Tâm Đạt, Viện chủ chùa Thiên Bình, và được Bổn Sư cho pháp danh là Thị Duật. Năm 20 tuổi, ngài thọ Tam đàn Cụ túc tại giới đàn Tổ đình Thiên Bình và được Bổn sư cho pháp hiệu là Liễu Không.

Năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập Ngài được mời làm Chánh đại diện Phật giáo Việt Nam Thống Nhất huyện An Nhơn qua hai nhiệm kỳ. Từ năm 1973-1977, ngài làm Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bình Định. Năm 1982, Ngài được mời làm Phó Ban Thường Trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định.

Trong sự nghiệp hành đạo của ngài, ngoài việc tái thiết Tổ đình Thiên Bình, ngài còn khai sơn các ngôi chùa như: chùa Hưng Quang, chùa Kim Long, chùa Giác Hải và trùng tu chùa Chi Hội An Nhơn, chùa Thiên Hưng, chùa Phước Hưng, chùa Phước Sa, chùa Thiên Long, chùa Thiên Ân v.v.

Do niên cao lạp trưởng Ngài đã thâu thần thị tịch vào lúc 11h30, ngày 29/7/1999, nhằm ngày 17/06/Kỷ Mão. Thọ thế 70 năm. hạ lạp 50 năm.

Tường Huy

Download Android Download iOS
Mái chùa che chở hồn dân tộc

PSO - Chùa Việt có vị trí quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, dù Phật tử hay người không theo Đạo Phật cũng có thể đến vãn cảnh chùa, nghe giảng kinh hay tham gia các nghi lễ Phật giáo. Mái chùa vốn là nơi chu cấp cho cô nhi, giúp người nghèo khó, chữa bệnh cứu người, là nơi cho người hiếm muộn cầu tự, nơi nương náu khi ai đó gặp hoạn nạn…

TP.HCM: “Ánh Sáng Từ Bi” - Chùa Pháp Tạng trao 200 suất quà yêu thương đến bà con khiếm thị tại thành phố

Quanh ta có biết bao mảnh đời bất hạnh, nghèo khó, bệnh tật, lại thêm những con người bị khiếm khuyết đi một phần thân thể. Nhất là những hoàn cảnh của bà con khiếm thị. Phải vất vả lắm, họ mới có thể hòa nhập vào nhịp sống như chúng ta. Khó khăn lắm mới có được công việc phù hợp. Bà con chỉ có thể làm các nghề giản đơn như vót tăm, đan rổ, bán vé

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online