Bình Dương: Ban Chỉ huy Quân sự TP. Thủ Dầu Một thực hiện mô hình “Mỗi tháng một địa danh lịch sử”

Nghe đọc bài:

PSO - Nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về cội nguồn, lịch sử dân tộc và thực hiện mô hình “Mỗi tháng một địa danh lịch sử” do Ban Chỉ huy Quân sự TP. Thủ Dầu Một phát động. Sáng ngày 22/11/2024, các cán bộ, chiến sĩ LLVT thành phố Thủ Dầu Một đã đến tham quan, tìm hiểu di tích Tổ đình Hội Khánh (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một), một trong những ngôi chùa cổ đậm nét văn hóa dân tộc của tỉnh Bình Dương. Chương trình là hoạt động mới, thiết thực, đề cao giáo dục truyền thống cội nguồn dân tộc, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, kiến thức lịch sử còn góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống địa phương. 

Phái đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm, nhằm ôn lại công ơn vĩ đại của Người đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trước di ảnh Cụ Nguyễn Sinh Sắc – Người định hình nhân cách, tư tưởng yêu nước cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại đây, đoàn đã được lắng nghe Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, Trụ trì Chùa Hội Khánh giới thiệu về thân thế, sự nghiệp cụ Phó bảng Ngyễn Sinh Sắc và lịch sử hình thành ngôi chùa Hội Khánh cũng như các mặt văn hóa, nghi lễ, giáo dục của Phật giáo tỉnh Bình Dương. 

Chùa Hội Khánh là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia (được công nhận ngày 07/01/1993), gắn liền với quá trình khai phá khu vực Bình Dương của người Việt trong lịch sử. Đặc biệt, chùa còn là nơi hoạt động của Hội Danh dự trong khoảng những năm 1923 - 1926, mà cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một thành viên sáng lập.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhà khoa bảng vào đầu thế kỷ XX, lúc mà dân tộc Việt Nam đang bị chìm đắm trong ách nô lệ của thực dân Pháp và cũng là lúc nhiều nhà yêu nước trăn trở tìm con đường giải phóng. Cụ đi lên từ tầng lớp nông dân nghèo khổ, đã bền chí phấn đấu khổ học cả nửa đời người quyết vươn tới đỉnh cao của kiến thức. Khi đỗ đạt, cụ không hề quay lưng với lớp người đồng cảnh mà sống hòa mình, hết lòng cưu mang, giúp đỡ họ. Cuộc đời Cụ, cuộc đời của một người giàu lòng thương nước, thương dân, giàu nghị lực, sống thanh bạch, chịu đựng nhiều nỗi đau mất mát, truân chuyên. Nhân cách cao thượng đó của Cụ sống mãi trong tình yêu thương của mọi người.

Cụ Sắc dùng nhiều phương pháp dạy con, trong đó cụ thường lấy những cảnh đẹp, di tích lịch sử, vẻ đẹp của thế sông, thế núi, thế đất, về công lao của tổ tiên đã phải chiến đấu gian khổ chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước để chỉ dạy. Dù còn nhỏ tuổi nhưng những lời chỉ dạy của ông đã tạo nên những ấn tượng khó phai trong tâm hồn con trẻ. Cụ nói với các con: “Học để hiểu đạo lý làm người, thi đỗ cũng không nên làm quan, vì làm quan là áp bức, cướp bóc của dân”.

Do tư chất thông minh hiếu học, lại được cha đặc biệt chăm sóc giáo dục, thường xuyên kề cận bên cha, nên mọi lời nói, hành động hàng ngày của Cụ đều có ấn tượng và tác động sâu sắc đối với Nguyễn Sinh Cung. Chính cách sống và ý chí của cụ Sắc đã hun đúc những tư tưởng yêu nước, thương dân, thể hiện tinh thần vô ngã, vị tha, tinh thần từ bi và trí tuệ của Phật giáo trong quá trình làm cuộc cách mạng cứu nước, cứu dân và mãi là bài học đầu đời cho cậu bé Nguyễn Sinh Cung.

Cụ Nguyễn Sinh Sắc một nhà sĩ phu yêu nước, một người cha đã định hình cho nhân cách Hồ Chí Minh từ cách sống, cách suy nghĩ và con đường cứu nước từ thuở Hồ Chủ tịch còn thơ. Chính sự định hình này, mà Bác Hồ trở thành một thiên tài của dân tộc, một danh nhân văn hóa của nhân loại. Cụ là người tác động rất sâu sắc để Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Khi nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh không thể bỏ qua nhân cách sống của Cụ, là người thầy giáo vỡ lòng, là người gieo vào tâm hồn và tư tưởng của Hồ Chí Minh nhiều vấn đề rất quan trọng. Đồng thời, Phật giáo Việt Nam đã hòa quyện vào linh hồn của dân tộc như nước với sữa. Tình cảm cha con giữa cụ Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Ái Quốc còn là tình cảm của người cùng lý tưởng và chí hướng hiếm có trong cuộc đời. Những lời dạy bảo đầy yêu thương mà kiên định lập trường “vì nước quên thân” của cụ đã tiếp thêm sức mạnh cho người con trai trên con đường cứu dân, cứu nước.

Qua đó, Hòa thượng gửi lời cảm ơn các chiến sĩ trong Ban Chỉ huy Quân sự TP. Thủ Dầu Một đã thực hiện mô hình này rất ý nghĩa, là dịp để mỗi cán bộ, chiến sĩ hiểu thêm về giá trị văn hóa, lịch sử của di tích Tổ đình Hội Khánh; đồng thời hoạt động này đã góp phần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về cội nguồn, lịch sử dân tộc, thể hiện sự tri ân với thế hệ đi trước và giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thành phố; góp phần tô thắm, làm sáng đẹp thêm truyền thống yêu nước, yêu quê hương Bình Dương và Thủ Dầu Một anh hùng...

Cảm ơn sự đón tiếp thân tình, nồng hậu, Trung tá Vương Trung Tiến - Thành ủy viên, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Thủ Dầu Một đã bày tỏ sự vui mừng khi được lắng nghe HT. Thích Huệ Thông cho biết sơ lược về di tích lịch sử văn hóa của Tổ đình Hội Khánh và thân thế, sự nghiệp cụ Phó bảng Ngyễn Sinh Sắc, làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ thêm yêu và tự hào về vùng đất Thủ anh hùng. 

Được biết, trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một có 12 di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh gồm: Nhà tù Phú Lợi, Chùa Hội Khánh, Nhà cổ Trần Văn Hổ, Nhà cổ Trần Công Vàng, Nhà cổ Nguyễn Tri Quang, Đình thần Phú Cường, Đình Tân An, Đình Tương Bình Hiệp, Đình thần Tương Hiệp, Lò lu Đại Hưng, Mộ Võ Văn Vân, Trường Trung cấp Mỹ Thuật - Văn hóa Bình Dương. Đây là nguồn “tư liệu” vô giá để khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức nỗ lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện, cống hiến của mỗi cán bộ, chiến sĩ.

Ban TT-TT PG Bình Dương

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online