Bình Dương: Ban Tôn giáo tỉnh chia sẻ về chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo năm 2024

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 20/7/2024, Ông Phan Hoài Nam – Phó trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương đã có buổi chia sẻ về “Chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo” đến chư Tăng Ni hành giả an cư tại hạ trường Tổ đình Hội Khánh – Trung tâm Văn hóa tượng Phật Niết-bàn (P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). 

Quang lâm lắng nghe buổi chia sẻ có sự hiện diện của: HT. Thích Nhuận Kiên, HT. Thích Nhuận Châu, HT. Thích Chí Thiện; HT. Thích Thường Quang, HT. Thích Thiện Tài - đồng Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương; Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Bình Dương, Trưởng ban Tổ chức Khóa Bồi dưỡng Trụ trì; HT. Thích Minh Nghĩa - Cố vấn Ban Trị sự PG tỉnh; HT. Thích Thiện Duyên – Ủy viên HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh; TT. Thích Chơn Phát - Uỷ viên HĐTS, Phó BTS kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh; TT. Thích Minh Lực – Phó ban Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh; ĐĐ. Thích Thiện Hưng - Phó ban Trị sự, Trưởng ban Thông tin Truyền thông PG tỉnh; Ni trưởng Thích nữ Pháp Như – Phó ban Trị sự, Trưởng Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh; Ni sư Thích nữ Từ Thảo – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Phân ban kiêm Trưởng ban Pháp chế Phân ban Ni giới TƯ, Phó BTS kiêm Trưởng ban Kinh tế Tài chánh GHPGVN tỉnh; TT. Thích Huệ Tín – Chánh Thư ký Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; ĐĐ. Thích Đức Dũng – Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Trị sự PG tỉnh; ĐĐ. Thích Huệ Nghiêm – Phó Thư ký kiêm Phó Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; cùng chư Tôn đức Tăng Ni các ban chuyên trách, chư Tăng Ni trụ trì 210 cơ sở tự viện và 04 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương đồng trở về tham dự. 

Về phía các cấp lãnh đạo chính quyền  có sự tham dự của: Ông Trần Đức Thịnh - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương; và các thành viên trong Ban Tôn giáo tỉnh. 

Trước khi Tăng Ni trong toàn tỉnh lắng nghe Ông Phan Hoài Nam chia sẻ, Ông Trần Đức Thịnh đã gửi lời thăm hỏi sức khỏe và chúc chư Tăng Ni hành giả luôn an trú trong chánh pháp, tấn tu tam vô lậu học, thành tựu phạm hạnh, giúp Tăng đoàn ngày càng vững mạnh. Đồng thời, Ông cũng ghi nhận các hoạt động Phật sự và tán dương những đóng góp của Phật giáo tỉnh nhà trong công tác an sinh xã hội đem niềm vui đến với mọi nhà nhất là những hoàn cảnh yếu thế, góp phần làm vững mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.

Ông Trần Đức Thịnh - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương chúc chư Tăng Ni hành giả luôn an trú trong chánh pháp, tấn tu tam vô lậu học, thành tựu phạm hạnh
Trường hạ Tổ đình Hội Khánh (TP. Thủ Dầu Một)
Trường hạ Chùa Thiên Chơn (TP. Thuận An)
Trường hạ Chùa Tây Thiên (TP. Dĩ An)

Tại hội trường, toàn thể chư Tăng Ni đã lắng nghe Ông Phan Hoài Nam chia sẻ khái quát về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và những nội dung cơ bản về quan điểm, chính sách của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; nội dung cơ bản của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; những điểm mới của Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ; các thủ tục hành chính về tín ngưỡng, tôn giáo,…. 

Ông Phan Hoài Nam – Phó trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương chia sẻ về “Chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo”

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Tôn giáo ở Việt Nam được ví như bức tranh thu nhỏ của tôn giáo trên thế giới. Qua đó, có thể nói trên 80% dân số Việt Nam có thực hành các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo (dân số Việt Nam khoảng 100 triệu người). Riêng tôn giáo Việt nam hiện có 40 tổ chức (công nhận 39 tổ chức, 01 tổ chức cấp chứng nhận đăng ký hoạt động) và 01 pháp môn tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận về hoạt động và tổ chức như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, Tứ ân Hiếu nghĩa, Minh sư đạo... với 29.660 cơ sở thờ tự, 57.409 chức sắc, 147.028 chức việc và khoảng trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. 

Bình Dương có dân số khoảng 2.763.120 người với tổng số tín đồ các tôn giáo là 397.450 người chiếm 14,38% dân số, 336 cơ sở tôn giáo, 432 chức sắc và 989 chức việc. Ở Bình Dương nhu cầu tinh thần tín ngưỡng tôn giáo rất đa dạng trong cư dân, có tín đồ của 13 tôn giáo đang sinh sống, nhưng chỉ có 08 tôn giáo đang hoạt động. Ngoài ra, còn có 08 hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới (đạo lạ), tà đạo: Pháp luân công, Thanh hải vô thượng sư, Vô vi của Lương Sỹ Hằng, đạo "Bảy te", Hoàng Thiên Long, Pháp môn Diệu Âm, Nhất quán đạo và Hội thánh của Đức Chúa trời mẹ.

Theo đó, 08 tôn giáo đang hoạt động ở Bình Dương, gồm: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin Lành, Hồi giáo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Phật giáo Hòa hảo, Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê su Ky Tô Việt Nam (Giáo hội Mặc môn). 

Nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập, đáp ứng ngày càng đảm bảo hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người, trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 29/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 95/2023/NĐ-CP). Nghị định số 95/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/3/2024 và thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP. 

Ngày 29/12/2023, Nghị định 95/2023/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024, gồm 06 chương, 33 điều, tăng 08 điều so với Nghị định 162/2017/NĐ-CP, kết cấu lại chương II thành 03 mục, bổ sung tên chương III, chương V. Trong từng điều khoản cụ thể, Nghị định 95/2023/NĐ-CP đã tập trung sửa đổi, bổ sung, làm rõ một số quy định chi tiết thi hành theo hướng cụ thể hơn, phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn. Nghị định số 95/2023/NĐ-CP gồm 06 chương, 03 mục, 33 điều, bên cạnh đó Nghị định còn có 60 biểu mẫu sử dụng trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

Thông qua phần chia sẻ của Ông Phan Hoài Nam đã giúp cho Tăng Ni tỉnh Bình Dương hiểu rõ hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo để trên cơ sở đó, tuân thủ pháp luật, phối hợp tốt với chính quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và góp phần phát huy vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

Tiếp nối chương trình, Thượng tá Hồ Thọ Hải – Phó trưởng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Dương đã có buổi chia sẻ báo cáo về chuyên đề phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đối với tôn giáo đến Tăng Ni PG tỉnh nhà tại khóa Bồi dưỡng Hành chánh Trụ trì. 

Thượng tá Hồ Thọ Hải – Phó trưởng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Dương báo cáo về chuyên đề phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao 

Trong bối cảnh Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, hoạt động tôn giáo trên không gian mạng càng trở nên phong phú, đa dạng. Bên cạnh những hoạt động “tốt đời, đẹp đạo”, đã xuất hiện những cá nhân, tổ chức hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp. Thực trạng này đặt ra cho công tác quản lý nhà nước những vấn đề mới, đòi hỏi phải biện pháp giải quyết phù hợp.

Việt Nam là một quốc gia rất phong phú, đa dạng về mặt văn hóa tinh thần của đất nước. Trong đó, có sự góp phần của văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo. Tại Việt Nam hiện nay có 16 tôn giáo với 43 tổ chức tôn giáo, khoảng 24,2 triệu tín đồ được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động, trong đó chủ yếu là tín đồ của các tôn giáo chính như: Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo…. Về cơ bản, các tín đồ, chức sắc, chức việc tôn giáo đều thể hiện sụ đồng hành cùng dân tộc, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do mặt trái của hội nhập quốc tế và âm mưu của các thế lực thù địch đã làm cho đời sống tôn giáo chịu tác động tiêu cực. Đặc biệt, sự xuất hiện những “hiện tượng tín ngưỡng tôn giáo lạ” như: Hội thánh Giê sùa, Tin lành Đề ga, Hội Thánh đức Chúa trời mẹ, tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, Thanh Hải vô thượng sư, tà đạo Hà Mòn, Bà cô Dợ, đạo bà Điền, Pháp lý vô vi khoa học huyền bí Phật pháp, Năng lượng gốc trống đồng Việt Nam... làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận Nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến ANTT.

Cùng với sự phát triển của khoa học, nghệ và sự phổ biến của các nền tảng truyền thông xã hội trên không gian mạng như các website, Facebook, Zalo, vlog, Twitter, YouTube... các “hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo lạ” trên tích cực có các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo tín đồ thông qua các hoạt động: đăng hình ảnh quảng cáo; livestream giảng dạy với triết lý tinh vi như mượn giáo lý của tôn giáo chính thống, các phương pháp rèn luyện thân thể, tâm trí được nhiều người biết đến; khuếch trương, lấy ví dụ về số lượng tín đồ, người tin theo… cùng với các thủ đoạn gây ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý con người để “thao túng”, hướng lái người nghe tin theo, trong đó tập trung vào những người biết sử dụng mạng xã hội như đội ngũ trí thức, học sinh, sinh viên (trong đó có cán bộ, đảng viên). Qua đó, lợi dụng tín đồ phục vụ mục đích theo ý đồ của mình như: tuyên truyền mê tín dị đoan để trục lợi; hoạt động chống Đảng và Nhà nước; vi phạm pháp luật; gây chia rẽ đoàn kết dân tộc; gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội…

Thông qua buổi chia sẻ, Thượng tá Hồ Thọ Hải hy vọng GHPG Việt Nam tỉnh Bình Dương cùng toàn thể nhân dân, tín đồ Phật tử chung tay làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ chủ trương, đường lối của Đảng nói chung, về hoạt động tôn giáo nói riêng trên các trang mạng xã hội và phương tiện thông tin đại chúng.

Ban TT-TT PG Bình Dương

Download Android Download iOS
Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch chỉ đạo Ban Trị sự Đồng Nai thực hiện nhiều Phật sự quan trọng trong năm 2025

Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2024 của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai diễn ra sáng 27-12, tại chùa Tỉnh Hội. Chứng minh và ban đạo từ tại Hội nghị, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, đã chỉ đạo và định hướng cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai thực hiện kế hoạch trong năm 2025.

Đà Nẵng: Lễ húy nhật Cố Hòa thượng Thích Hương Sơn

Sáng ngày 28 tháng 11 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 28 tháng 12 năm 2024), tại Tổ đình Linh Ứng Non Nước (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật Cố Hòa thượng Thích Hương Sơn – Nguyên trú trì Tổ đình Linh Ứng Non Nước.

Cà Mau: Khởi công xây dựng 3 nhà tình thương cho hộ nghèo xã Tam Giang

Sáng nay, ngày 26/12/2024, tại xã Tam Giang huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau, ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh phối hợp cùng sở Tư pháp tổ chức khởi công xây dựng 3 căn nhà tình thương, trị giá gần 200 triệu cho hộ nghèo.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online