Bình Dương: Câu hỏi ôn thi Đàn Sa di và Sa di Ni Đại giới đàn Thiện An năm 2022

CÂU HỎI ÔN ĐÀN SA DI VÀ SA DI  NI

I/PHẦN GIÁO HỘI. 1/ Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ nhất diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu? Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ nhất diễn ra vào ngày 04– 07/11/1981 tại Nhà Văn hoá Việt-Xô, Thủ đô Hà Nội.  2/ Vị Chủ tịch HĐTS đầu tiên của GHPGVN là ai? Vị Chủ tịch HĐTS đầu tiên của GHPGVN là Đức Đại lão Hoà thượng Thích Trí Thủ. 3/Từ ngày được thành lập đến nay, Giáo hội Phật giáo Bình Dương đã trải qua bao nhiêu lần Đại hội? Lần Đại hội sau cùng diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu? Từ ngày được thành lập đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương đã trải qua 10 lần Đại hội, lần Đại hội sau cùng diễn ra vào ngày 02-03/01/ 2022, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa tượng Phật Niết bàn chùa Hội Khánh. 4/Theo Nội qui  Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội qui định, giới tử thọ giới Sa di và Sa di Ni phải hội đủ những điều kiện gì? Theo điều 45, chương IX Nội qui Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội, giới tử thọ giới Sa di và Sa di Ni phải hội đủ những điều kiện như sau:
  • Tuổi đời phải đúng theo luật Phật qui định.
  • Không vi phạm luật Nhà nước khi từ 16 tuổi trở lên. ( tính theo khai sinh).
  • Các căn đầy đủ, không tàn tật, không mắc bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần.
  • Đã xuất gia tu học ít nhất 2 năm tính từ ngày Ban Trị sự tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia.
  • Có trình độ văn hóa ít nhất là tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc tương đương đối với các giới tử có tuổi đời dưới 30.
  • Phải thuộc các nghi thức tụng niệm, tùy theo từng hệ phái.
  • Phải trúng tuyển trong kỳ thi khảo hạch của Đàn giới.
5/ Hòa thượng Thích Huệ Thông đã là Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương qua mấy nhiệm kỳ? Hãy (nói) ghi cụ thể các nhiệm kỳ đó? Hòa thượng Thích Huệ Thông đã là Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương liên tục 3 nhiệm kỳ, đó là nhiệm kỳ 8 (2012-2017), nhiệm kỳ 9 (2017-2022) và nhiệm 10 (2022-2027). II/PHẦN SỬ LIỆU. 6/Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu? Theo Phật học Phổ thông, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh vào ngày Rằm tháng 04 âm lịch, năm 624 trước Công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni, Xứ Nepal thuộc nước Ấn Độ ngày nay. 7/Khi đi dạo 4 cửa thành, Thái tử Sĩ-Đạt-Ta đã nhìn thấy những cảnh gì? Khi đi dạo 4 cửa thành, Thái tử Sĩ-Đạt-Ta đã nhìn thấy 4 cảnh: Một người già, một người bệnh, một người chết và một vị Sa-môn đang đi hoá duyên. 8/Cha và mẹ của Thái tử Tất-Đạt-Đa là ai? Mẹ của Thái tử đã chết năm Ngài được bao nhiêu tuổi? Cha và Mẹ của Thái tử là vua Tịnh Phạn Vương và Hoàng hậu Ma Da, mẹ của ngài của chết sau khi hạ sinh ngài được 7 ngày. 9/ Ai là người đã quy y Tam Bảo đầu tiên? Người quy y Tam Bảo đầu tiên là cha và mẹ của Da-Xá. 10/Vị Sa di đầu tiên trong Tăng đoàn của Đức Phật là ai? Vị Sa di đầu tiên trong tăng đoàn của Đức Phật là Tôn giả La-Hầu-La, lúc ấy Ngài được 7 tuổi. III/PHẦN KINH TẠNG. 11/ Hãy đọc bài chú Tống thực? Đại bàng kim sí điểu Khoáng dã quỷ thần chúng La sát quỷ tử mẫu Cam lồ tắt sung mãn. Án mục đế tóa ha 12/ Ngũ quán là gì? Kể từng chi phần của ngũ quán? Ngũ quán là 5 điều phải suy gẫm, quán tưởng trong khi ăn quả đường:
  • Nhứt kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ.
  • Nhị thổn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng.
  • Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông.
  • Tứ chánh sự lương dược, vi liệu hình không.
  • Ngũ vi thành đạo nghiệp, ưng thọ thử thực.
13/ Hãy đọc (viết) thuộc lòng đoạn kinh sau trong bài kinh Tán Phật: “Đàn tín quy y… Phật công đức”. “…Đàn tín quy y tăng phước huệ Sát trần tâm niệm khả sổ tri Đại hải trung thủy khả ẩm tận Hư không khả lượng phong khả kế Vô năng thuyết tận Phật công đức…” 14/Hãy đọc bài “Công đức Bảo Sơn thần chú”? Nam mô Phật đà da, Nam mô Đạt mạ da, Nam mô Tăng dà da. Án, tấ đế hộ rô rô, tất độ rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, Tất đạt rị, bố rô rị ta bà ha. 15/ Hãy đọc bài chú Chuẩn Đề? Khể thủ quy y tô tất đế, Đầu diện đảnh lễ thất câu chi Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề Duy nguyện từ bi thùy gia hộ. Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề câu chi nẫm đát điệt tha. Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha. IV/ PHẦN GIÁO LÝ. 16/Xuất gia có mấy nghĩa? Xuất gia có 3 nghĩa:
  • Xuất thế tục gia: ra khỏi nhà thế tục.
  • Xuất phiền não gia: ra khỏi nhà phiền não.
  • Xuất tam giới gia: ra khỏi 3 cõi: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
17/ Hãy giải thích Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di là gì? Ưu-bà-tắc tức là chỉ cho người Thiện nam đã phát tâm qui y Tam bảo, Ưu-bà-di là chỉ cho người Tín nữ đã phát tâm quy y và hộ trì Tam bảo. 18/ Tứ Chánh cần là gì? kể tên từng chi phần của nó? Tứ Chánh cần là bốn điều chơn chánh cần phải tinh tấn tu tập, đó là:
  • Tinh tấn ngăn trừ những điều ác chưa phát sanh.
  • Tinh tấn đoạn trừ những điều ác đã phát sanh.
  • Tinh tấn làm cho những điều thiện chưa phát sanh được phát sanh.
  • Tinh tấn làm cho những điều thiện đã phát sanh tiếp tục phát triển.
19/ Tam bảo có mấy loại? Kể ra? Tam bảo là 3 Ngôi báu: Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Tam bảo có 3 loại: Đồng Thể Tam Bảo, Xuất Thế Gian Tam Bảo, Thế Gian Trụ Trì Tam Bảo. 20/ Lục hòa là gì, kể ra? Lục hòa là 6 pháp hòa kính, đó là: Thân hòa đồng trụ Khẩu hòa vô tranh Ý hòa đồng duyệt, Giới hòa đồng tu, Kiến hòa đồng giải, Lợi hòa đồng quân. V/ PHẦN LUẬT NGHI. 21/ Vọng ngữ là gì? Giải thích rõ? Vọng ngữ là nói sai sự thật, vọng ngữ có 4:
  • Vọng Ngôn: tức là nói láo, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, không phải nói phải, phải nói chẳng phải gọi là chẳng thiệt.
  • Ỷ Ngữ: tức là trao chuốt lời nói, lên giọng, xuống giọng để êm tai mát dạ mà cám dỗ người khác, làm cho họ say mê đắm nhiễm. Cũng còn gọi là nói biếm, nói châm  làm cho người khác phải khổ sở, hoặc nói lời bóng bẩy, phù phiếm làm nhiễu loạn tâm tư người khác.
  • Lưỡng thiệt: tức là đến chỗ người này nói xấu người khác và ngược lại đến chỗ người kia nói xấu người này làm cho người xa lìa ân nghĩa, ghẹo chọc cho người nóng nảy đua tranh.
  • Ác Khẩu: tức là nói lời thô ác tục tỉu, cọc cằn, mắng nhiếc mạ lị người khác.
Ngoài ra, nếu phàm phu nói rằng mình đã chứng Thánh, đắc quả là thuộc về Đại vọng ngữ. 22/ Vì sao phải giữ giới sát? Đức Phật cấm sát sinh vì:
  • Tôn trọng sự công bằng.
  • Tôn trọng Phật tánh bình đẳng
  • Nuôi dưỡng và phát triển lòng từ bi
  • Tránh nhân quả báo ứng, oán thù
  • Duy trì sự tồn tại của muôn loại.
23/Hãy đọc bài kệ đắp y mạn? Đại tai giải thoát phục Vô tướng phước điền y Phi phụng trì giới hạnh Quảng độ chư quần sanh. Nam mô Ca sa tràng Bồ tát 24/Hãy đọc bài kệ đãy lọc nước? Thiện tai lự thủy nan Hộ sanh hành từ cụ Xuất nhập thường đới dụng Phương hợp Bồ-tát đạo Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 25/Tụng bài kệTảo giác? Thùy miên thủy ngộ Đương nguyện chúng sanh Nhứt thiết trí giác Châu cố thập phương. Nghĩa. Ngủ nghỉ mới dậy Cầu cho chúng sanh Hết thảy tỏ khắp Khắp đoái mười phương. 26/ Cư sĩ có mấy giới? Hãy kể các giới của cư sĩ? Cư sĩ có 5 giới : Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. 27/Hãy đọc bài chú tẩy diện? Dĩ thủy tẩy diện. Đương nguyện chúng sanh Đắc tịnh pháp môn Vĩnh vô cấu uế. Án lam tóa ha. Nghĩa Lấy nước rửa mặt Cầu cho chúng sanh Đặng pháp môn sạch Hằng không dơ bẩn 28/ Hãy đọc bài chú ẩm thủy? Phật quán nhứt bát thủy Bát vạn tứ thiên trùng Nhược bất trì thủ chú Như thực chúng sanh nhục Nghĩa Phật xem một bát nước Có tám muôn bốn ngàn trùng Bằng chẳng trì chú này Như ăn thịt chúng sanh Án phạ tất ba ra ma ni tóa ha. 29/ Trong 24 Thiên oai nghi, oai nghi thứ 1, 5,7, 14 là gì? Trong 24 Thiên oai nghi:
  • Thứ 1 là Kính Đại Sa môn.
  • Thứ 5 là Tùy Chúng thực.
  • Thứ 7 là Thính pháp.
  • Thứ 14 là Thùy ngọ.
30/ Hãy đọc thuộc lòng âm và dịch nghĩa đoạn Cảnh Sách sau: “ Đàn việt sở tu.. bất tri lạc thị khổ nhân”. “…Đàn việt sở tu, Khiết dụng thường trụ Bất giải thổn tu lai xư, vị ngô pháp nhĩ hiệp cúng. Khiết liễu tụ đầu huyên huyên, đản thuyết nhơn gian tạp thoại. Nhiên tắc nhứt kỳ sấn lạc, bất tri lạc thị khổ nhân…”. Nghĩa. “…Nhờ của thí chủ, ăn dùng của thường trụ Chẳng biết xét tưởng chỗ kia đem đến, lại nói rằng phép phải hiến cúng Ăn rồi dụm đầu huyên náo, đầy dẫy chỉ nói việc đời bậy bạ Song thời một thuở đua vui, chẳng biết vui là nhân khổ…” VI/PHẦN LUẬN TẠNG.
  • Tại sao nói giới luật là mạng mạch của Phật pháp?
  • Tại sao phải quy y Tam bảo?
Lưu ý :  Trên là 30 câu hỏi đại cương, giúp cho giới tử ôn lại kiến thức trước khi thọ giới, tuy nhiên khi ra đề thi khảo hạch, Ban Tổ chức có quyền thay đổi các bài chú, kệ, thiên oai nghi hoặc kinh tụng trong chương trình học mà Ban Tổ chức đã thông báo.
Download Android Download iOS
Kỷ niệm 30 năm Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 - Hành trình ba thập kỷ truyền đăng tục diệm

Sáng ngày 24/11/2024, tại chùa Phước Hòa (Quận 3, TP.HCM), buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Lớp Sơ cấp Phật học Quận 3 đã diễn ra trang trọng, đánh dấu hành trình ba thập kỷ phụng sự giáo dục Phật học và đào tạo Tăng Ni sinh.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online