Bình Dương: chùa Bồ Đề Đạo Tràng trao 200 phần quà đến người khiếm thị

Khiếm thị là tình trạng có thể xảy ra do bẩm sinh, sinh lý hay thần kinh suy yếu. Người bị khiếm thị là người khuyết tật và rất khó có thể sống, sinh hoạt như người bình thường. Khi không có khái niệm về hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, hình khối... Sáng ngày 17/1/2024, tại chùa Bồ Đề Đạo Tràng ( phường Bình Chuẩn, Tp Thuận An, tỉnh Bình Dương) đã trao 200 phần quà cho người khiếm thính đang sinh hoạt và học tập tại Hội người mù tỉnh Bình Dương (50 vị Tp Thuận An, 100 vị Tp Thủ Dầu Một, 50 vị Tân Uyên) các cô chú khiếm thị được Ni sư Thích nữ Từ Thảo thăm hỏi, động viên. Không khí gần gũi, xúc động khi có bàn tay ấm áp của Ni sư trụ trì sẻ chia một phần thiệt thòi của các cô chú khiếm thị trong cuộc sống.

Quang lâm chứng minh và chia vui cùng cô chú khiếm thị trong buổi trao quà có: Ni trưởng Thích nữ Từ Thảo - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban kiêm Trưởng tiểu ban Pháp chế Phân ban Ni giới T.Ư GHPGVN, Phó trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tài chánh GHPGVN tỉnh Bình Dương, trụ trì chùa Bồ Đề Đạo Tràng, trưởng ban tổ chức; bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Bình Đương; cùng 200 cô chú khiếm thị, Phật tử đồng tham dự

Mỗi phần quà gồm các loại nhu yếu phẩm (đường, sữa, bột ngọt, bánh, dầu ăn...) cùng 05 kg gạo, 01 thùng mì, 01 cái mền. Toàn bộ một phần quà trị giá 600 ngàn đồng, tổng giá trị 120 triệu đồng.

Ông Hồ Thanh Tùng - Trưởng lao động sản xuất Hội trưởng hội người mù tỉnh Bình Dương - cũng là một người khiếm thị, cho hay: "Ước mơ lớn nhất của chúng tôi là tàn nhưng không phế"

Hầu hết người khiếm thị sống dựa vào gia đình, người thân hoặc trong các trung tâm xã hội. Ông Hồ Thanh Tùng - Trưởng lao động sản xuất Hội trưởng hội người mù tỉnh Bình Dương - cũng là một người khiếm thị, cho hay: "Ước mơ lớn nhất của chúng tôi là tàn nhưng không phế". Tức là có thể tự phục vụ bản thân và tự mình học nghề để kiếm sống. Có hơn 153 người khuyết tật nhìn tại Bình Dương và hơn hai triệu người khiếm thị trên cả nước. Khả năng nhận thức của con người phụ thuộc hơn 80% vào đôi mắt. Khiếm thị là khuyết tật đặc biệt nặng, chỉ còn 13% khả năng lao động.

bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Bình Đương, động viên cô chú khiếm thị trong buổi trao quà

Thực tế, chỉ có khoảng 25% người mù có thể làm việc như xoa bóp tẩm quất, dệt chiếu, bó chổi, làm bàn chải, se nhang, làm tăm tre, sản xuất dụng cụ vệ sinh, kết cườm, chăn nuôi bò, heo, một số ít hành nghề nhạc công, giáo viên. Đa số họ làm việc tại nhà với sự trợ giúp của người khác. Năng suất lao động của nhóm này thấp, thu nhập bình quân chỉ khoảng 2-3 triệu đồng mỗi tháng.

Có những người khiếm thị cố gắng mưu sinh bằng nghề bán vé số, hát dạo, song tỷ lệ gặp tai nạn rất cao và rủi ro rất lớn. Họ không hành nghề được lâu dài vì gặp tai nạn giao thông, ngã xuống cống, xuống hố, bị giật vé số, bị lạm dụng, lừa đảo. Bài toán tổ chức cuộc sống bền vững cho người khiếm thị nhiều năm qua cũng chưa có đáp án nào rõ ràng.

Chút quà nhỏ với trái tim nhân ái bao la của Phân ban Ni giới tỉnh Bình Dương nói chung và Ni sư Thích nữ Từ Thảo trụ trì chùa Bồ Đề Đạo Tràng nói riêng, mang tính nhân văn sâu sắc, nhằm chia sẻ chia sẻ phần nào khó khăn trước mắt, động viên những người khiếm thị và gia đình người khiếm thị có được niềm vui, giúp họ vững vàng hơn, cố gắng vượt qua khó khăn, học tập rèn luyện và vươn lên trong cuộc sống.

Phân ban TTTT Phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online