Bình Dương: Đề thi (hỏi –đáp) dành cho giới tử thọ giới Tỳ kheo Ni Đại giới đàn Minh Thiện 2019

CÂU HỎI ÔN THI ĐÀN TỲ KHEO NI

I/PHẦN I: GIÁO HỘI

1/ Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 8, nhiệm kỳ ( 2017-2022) của GHPGVN diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của GHPGVN diễn ra vào ngày 19 – 22 / 11/ 2017, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, thủ đô Hà Nội.

2/ GHPGVN là tiền thân của bao nhiêu tổ chức? Kể ra cụ thể?

GHPGVN là tiền thân của 9 tổ chức hệ phái Phật giáo trong cả nước, đó là:

  • Hội Thống Nhất Phật giáo Việt Nam
  • Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.
  • Giáo Hội Phật giáo Cổ Truyền Việt Nam.
  • Ban Liên Lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM.
  • Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
  • Giáo Hội Phật giáo Thiên Thai Giáo Quán.
  • Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam.
  • Hội Sư Sãi Yêu Nước Miền Tây Nam bộ.
  • Hội Phật Học Nam Việt.

 3/ Hòa thượng Thích Minh Thiện làm Trưởng ban Trị sự của GHPG VN tỉnh Bình Dương vào những nhiệm kỳ nào ?

Hòa thượng Thích Minh Thiện làm Trưởng Ban Trị sự của GHPG VN tỉnh Bình Dương xuyên  suốt 3 nhiệm kỳ cụ thể như sau: nhiệm kỳ V ( 1997-2002), VI (2002-2007), VII (2007-2012).

4/ Nội dung của điều 44, chương 9 Nội qui Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội qui định những điều gì?

Nội dung của chương 44, chương 9 Nội qui Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội qui định về những tiêu chuẩn thọ giới Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni.

5/ Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Sông Bé lần thứ nhất chính thức diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?

Đại hội Đại biểu Phật giáo Sông Bé lần thứ nhất được chánh thức diễn ra vào 2 ngày 08 – 09/01/1983 tại tổ đình chùa Hội Khánh, Phường Phú Cường, TX.Thủ Dầu Một, Sông Bé (Bình Dương).

6/ Từ khi được thành lập đến nay, GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức được bao nhiêu Đại giới đàn? Giới đàn Minh Thiện là giới đàn thứ mấy?

Từ khi được thành lập đến, GHPGVN tỉnh Bình Dương đã tổ chức được 9 Đại giới đàn. Giới đàn Minh Thiện là giới đàn thứ 10.

II/ PHẦN II: SỬ LIỆU

7/ Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu?

Theo Phật Học Phổ Thông, Thái tử Tất Đạt Đa Đản sinh vào ngày rằm tháng 04 năm 624 trước Công Nguyên, tại Vườn Lâm Tỳ Ni, Thành Ca Tỳ La Vệ (Xứ Nepal, Ấn Độ ngày nay).

8/ Hãy cho biết tên của Thập Đại Đệ Tử Ni thời đức Phật là ai? Và hãy nói rõ công hạnh của từng vị? (Theo tư tưởng kinh Nguyên Thủy).

  1. 1. Nữ tôn giả Mahapajapati: là vị Tỳ kheo Ni đầu tiên và là vị lãnh đạo Ni đoàn.
  2. Nữ Tôn giả Khema: là vị có Trí Tuệ đệ nhất trong Ni đoàn, cũng như tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) bên chư Tăng.
  3. Nữ tôn giả Uppalavanna: là vị Ni có Thần Thông đệ nhất, cũng như tôn giả Mogganlanna (Mục Kiền Liên) bên chư Tăng.
  4. Nữ tôn giả Dhammadinna: là vị Ni Thuyết Pháp đệ nhất trong Ni chúng.
  5. Nữ tôn giả Patacara: là vị Ni Bảo Hộ Nữ Nhân đệ nhất trong Ni chúng.
  6. Nữ tôn giả Kisagotami: là vị Ni có thắng hạnh Khổ Hạnh đệ nhất trong Ni đoàn.
  7. Nữ tôn giả Bimba: là vị Ni An Trú Tâm đệ nhất.
  8. Nữ tôn giả Bhadda Kudalakesa: vị Ni Lãnh Hội Ý Pháp đệ nhất trong Ni chúng.
  9. Nữ tôn giả Soma: là vị Ni Tinh Tấn đệ nhất trong Ni đoàn.
  10. Nữ tôn giả Nanda: là vị Ni Thiền Định đệ nhất.

9/ Trong khoảng thời gian tìm đạo, Thái Tử đã tìm học đạo với ai? Ngài đã chứng được quả vị gì?

Trong khoảng thời gian đầu tiên, Thái tử tìm học đạo với 2 vị đạo sĩ nổi tiếng nhất thời bấy giờ đó là Àlara Kàlàma (Alara- KaLaMa) và Uddaka Ràmaputa (Uất Đầu Lam Phất). Trong khoảng thời gian này, Thái Tử đã chứng được Vô sở hữu xứ định và Phi tưởng phi phi tưởng xứ định và đó là những từng thiền cao nhất của cõi trời sắc giới và vô sắc giới.

10/ Vì sao Thái tử Tất Đạt Đa phát tâm xuất gia ?

Thái tử dạo bốn cửa thành thấy cảnh già, bệnh, chết của kiếp sống con người, Ngài đã nhận thức được nỗi thống khổ của con người trong vòng luân hồi sinh tử ! Sau cùng Ngài đã nhìn thấy được hình ảnh của một vị Sa môn với dáng vẽ thanh tao, trên con đường tu học giải thoát. Từ đó Ngài quyết tâm xuất gia tầm chân lý để giải thoát sinh tử cho mình và mọi người.

11/ Giới tử hãy cho biết trong thời của đức Phật, ai là người cúng dường xây cất ngôi Tinh xá đầu tiên? Tên ngôi Tinh xá đó là gì?

Trong thời đức Phật, Vua Tần Bà Sa la ( Bình Sa Vương) là người cúng dường ngôi Tinh xá đầu tiên cho Đức Phật, ngôi Tinh xá đó tên là Trúc Lâm Tinh xá.

12/  Người dâng cúng bữa cơm và toạ cụ lên đức Thế Tôn (trước khi Ngài thành đạo) là ai? 

 Nữ tín chủ Sujata dâng cúng bát cơm đề hồ  trước khi đức Thế Tôn thành đạo  và cậu bé Sa-va-ti-ka (cậu bé chân cừu ở làng này) rất mến mộ đức Phật và phát tâm hằng ngày cắt loại cỏ nhuyễn và mịn trải làm toạ cụ cho Ngài ngồi.

III/ PHẦN III: KINH

13/ Công phu chiều tụng kinh gì? Hãy đọc đoạn vô đầu của bài kinh?

Theo nghi thức thiền gia, công phu chiều tụng kinh A Di Đà : “ Như thị ngã văn : Nhứt thời ….. giai thị đại A-la-hán, chúng sở tri thức…”

14/ Hãy tụng một đoạn trong bài tựa chú Lăng Nghiêm?

Diệu trạm tổng trì bất động tôn…. Như nhứt chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử Thủ nê hoàn”

15/ Giới tử hãy viết lại thuộc lòng bài chú Nại Mo? Hãy cho biết bài chú này đọc khi nào trong ngày?

“ Án nại mo bo cót ngò ti…. bó lý bó lý tó bò ho”. Bài chú này được đọc sau quá đường cháo.

16/ Hãy viết lại đoạn kinh “ Nhược hữu trì thị Quán Thế Âm Bồ Tát danh giả…. xưng kỳ danh hiệu, tức đắc thiển xư”. Hãy cho biết đoạn kinh trên thuộc bài kinh nào ?

“Nhược hữu trì thị Quán Thế Âm Bồ Tát danh giả, thiết nhập đại hỏa, hỏa bất năng thiêu, do thị Bồ Tát oai thần lực cố. Nhược vị đại thủy sở phiêu, xưng kỳ danh hiệu tức đắc thiển xứ”.

Đoạn kinh trên thuộc bài kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

17/ Theo quan điểm Nam truyền, bài kinh đầu tiên đức Phật thuyết tại Vườn Nai độ năm anh em Kiều Trần Như là bài kinh gì? Nội dung bài kinh là gì?

Theo quan điểm Nam truyền, bài kinh đầu tiên đức Phật thuyết tại Vườn Nai là bài kinh “ Chuyển Pháp Luân”,  nội dung của bài kinh này là “ Tứ Diệu Đế”.

18/ Hãy đọc một đoạn trong bài kinh “ Sám Ngã Niệm”

“ Ngã niệm tự tùng vô thỉ kiếp….”

IV.GIÁO LÝ.

19/ Bát Khổ là gì? Hãy kể tên từng chi phần của Bát Khổ?

Bát khổ là 8 loại khổ trong Khổ đế, đó là : sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc,  và ngủ ấm xí thạnh.

20/ Hãy kể rõ từng chi phần của 37 phẩm trợ đạo?

Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Bát Chánh Đạo.

21/ Thập nhị nhơn duyên là gì? kể rõ từng chi phần?

Thập nhị nhơn duyên tức là mười hai điều kiện có hình cách hỗ trợ cho một Nhân Duyên hội đủ phương tiện để đi đến kết quả là hình thành một chúng sanh hữu tình ở kiếp vị lai.

Mười hai phần duyên đó là : Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, diệt.

22/ Bát Chánh Đạo là gì? Kể tên từng chi phần của Bát Chánh Đạo?

Chánh kiến, Chánh Tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

23/ Tam đề Ngũ quán là gi ? Hãy kể tên từng chi phần của Tam đề, Ngũ quán?

Tam đề, Ngũ quán là ba đề mục và 5 điều cần phải suy nghiệm và quán tưởng trong khi lên quá đường cháo hay quá đường trưa.

Tam đề: Nguyện đoạn nhất thiết ác, Nguyện tu nhất thiết thiện, Nguyện độ nhất thiết chúng sanh.

Ngũ quán: Nhất kế công đa thiểu lượng bĩ lai xứ, Nhị thổn kỷ đức hạnh toàn khuyết ứng cúng, Tam phòng tâm ly hóa tham đẳng vi tông, Tứ chánh sự lương dược y liệu hình khô, Ngủ vi thành đạo nghiệp ưng thọ thử thực.

24/ Theo Phật học Phổ thông: Thập phần kiết sử là gỉ? kể tên ?

Theo Phật học Phổ thông, Thập phần kiết sử là mười thứ phiền não, lậu hoặc làm mê mờ trí tuệ của ta đó là : tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.

V/ LUẬT

25/ Thức xoa Ma na nghĩa là gì?

Thức-xoa-ma-na là tiếng phạn, Trung hoa dịch là Học pháp nữ, nghĩa là trong hai năm phải học đủ 3 pháp:

  1. Học pháp căn bản, là học bốn giới trọng.
  2. Học sáu pháp, là nhờ Tăng yết ma trao mà thọ học.
  3. Học hành pháp là tất cả các giới, oai nghi của đại Tỳ kheo ni.

26/ Hãy nói về “ Ngũ đức Xuất gia”? Kể ra bằng âm Hán- Việt? Dịch nghĩa? Giải thích?

Kinh Phước Điền nói rằng Sa di nên biết 5 đức:

Âm

  1. Nhứt giả phát tâm xuất gia hoài bội đạo cố.
  2. Nhì giả huỷ kỳ hình hảo, ứng pháp phục cố.
  3. Tam giả cắt ái từ thân, vô thích mịch cố.
  4. Tứ giả huỷ khí thân mạng, tôn sùng đạo cố.
  5. Ngũ giả chí cầu đại thừa vị độ nhơn cố.

Nghĩa:

  1. Một là phát tâm xuất gia, vì đeo mang đạo.
  2. Hai là bỏ thân hình tốt đẹp nơi thân vì hợp với pháp phục.
  3. Ba là dứt ái từ thân, vì không đoái hoài.
  4. Bốn là gát bỏ thân mạng vì tôn trọng đạo pháp.
  5. Năm là chí cầu đại thừa vì độ chúng sanh.

 27/ Đọc bài kệ triển bát ( mở bát)

 Như Lai ứng lượng khí

 Ngã kim đắc phu triển

 Nguyện cộng nhất thế chúng

Đẳng tam luân không tịch.

 Án tư ma ma ni sa ha.

28/ Hãy đọc một đoạn trong Qui Sơn Cảnh Sách: “ Phù xuất gia giả…hư triêm tín thí” ( lưu ý là viết cả âm và nghĩa). 

 Phần âm.

Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục.

Thiệu long Thánh chúng, chấn nhiếp ma quân

Dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu.

Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân

Ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí”

Phần dịch nghĩa

Luận người xuất gia, bước khỏi thường phương, tâm hình thoát tục

Nối thạnh dòng Phật, chóng dẹp bầy ma

Dùng trả bốn ân, cứu giúp ba loại

Bằng chẳng dường ấy, tăng tục lẩn lộn

Lời nết thưa thớt, tốn hao của tín thí

29/ Hãy đọc một đoạn trong Kinh Di giáo: “ Nhữ đẳng Tỳ kheo…vô vị thử giả”( lưu ý là cả âm và nghĩa).

Âm

“Nhữ đẳng Tỳ kheo, ư ngã diệt hậu đương tôn trọng trân kính Ba-La-Đề-Mộc-Xoa, như ám ngộ minh, bần nhơn đắc bảo. Đương tri thử tắc thị nhữ đẳng Đại sư, nhược ngã trụ thế, vô dị thử dã”.

Nghĩa

“Tỳ kheo các ông ! Sau khi ta nhập diệt, phải tôn trọng quí kính Ba La Đề Mộc Xoa ( giới luật), như đêm tối gặp ánh sáng, như người nghèo gặp của báu. Phải biết pháp này là thầy của các ông, dù ta có trụ ở đời cũng không khác pháp này vậy”

30/ Hãy đọc bài kệ nghe chuông ? ( âm và nghĩa).

Âm

Văn chung thinh, phiền não khinh

Trí huệ trưởng, Bồ đề tăng

Ly địa ngục, xuất quả khanh

Nguyện thành Phật độ chúng sanh.

Án dà ra đế ta bà ha

Dịch nghĩa

Nghe tiếng chuông phiền não nhẹ,

Trí tuệ lớn, bồ đề sinh

Lìa địa ngục, ra hầm lửa

Nguyện thành Phật, độ chúng sanh .

31/ Hãy kể mười giới tướng của Sa di  ni? ( âm, nghĩa).

   1.Bất sát sanh.

Không sát sanh.

  1. Bất đạo.

Không trộm cắp.

  1. Bất dâm.

Không dâm dục.

  1. Bất vọng ngữ.

Không nói dối.

  1. Bất ẩm tửu.

Không uống rượu.

  1. Bất trước hương huê man, bất hương đồ thân.

Không đeo tràng hoa thơm, không dùng dầu thơm thoa lên mình.

  1. Bất ca vũ xướng kỳ, bất vãng quan thính.

Không ca xướng múa hát, cũng chẳng đến nghe xem.

  1. Bất tọa cao quảng đại sàng.

Không ngồi nằm giường lớn, cao rộng.

  1. Bất phi thời thực.

Không ăn phi thời.

  1. Bất tróc trì sanh tượng, kim ngân, bảo vật.

Chẳng cầm giữ đồ sanh tượng, vàng bạc vật báu.

32/ Hãy nêu rõ 6 học pháp  của Thức –xoa?

 Một là nếu Thức xoa ma na cùng nam giới có tâm nhiễm ô rờ chạm khắp thân thì phạm giới phải thọ giới lại.

  • Hai là nếu Thức xoa Ma na cố tâm lấy kém 5 tiền thì phạm giới phải thọ giới lại.
  • Ba là nếu Thức xoa ma na đoạn mạng súc sanh không thể biến hóa thì phạm giới phải thọ giới lại.
  • Bốn là nếu Thức xoa ma na ở trong chúng cố nói vọng ngữ thì phạm giới phải thọ giới lại.
  • Năm là nếu Thức xoa ma na ăn phi thời thì phải phạm giới phải thọ giới lại.
  • Sáu là nếu Thức xoa ma na uống rượu thì phạm giới phải thọ giới lại.

33/Hãy cho biết Thiên oai nghi thứ 5 là gì? Đọc đoạn vô đầu bằng chữ âm, sau đó dịch lại bằng chữ nghĩa?

Thiên oai nghi thứ 5 là “Tùy chúng thực”, có nghĩa là Theo chúng đi ăn.

ÂM

“Văn kiền chùy thanh, tức đương chỉnh y phục. Lâm thực chú nguyện, giai đương cung kính. Xuất sanh, phạn bất quá thất liệp, miến bất quá nhất thốn”

NGHĨA

“ Nghe tiếng kiền chùy là phải sửa áo mặc. Kịp đến lúc ăn, chú nguyện thì phải cung kính. Cơm xuất sanh chẳng quá bảy hột, bún chẳng quá một tấc”

34/ Y Uất đa la tăng là y mấy điều? Hãy đọc kệ đắp y Uất đa la tăng? ( âm, nghĩa).

Y Uất đa la tăng là y bảy điều, tiếng phạn gọi là Uất đa la tăng, còn gọi là Thượng trước y, củng kêu là y nhập chúng.

 Thiện tai giải thoát phục                   Lành thay y giải thoát

Vô thượng phước điền y                   Y ruộng phước không trên

Ngã kim đảnh đới thọ              Ta nay đầu đội chịu

Thế thế thường đắc phi.           Đời đời hằng đặng đắp.

Án độ ba độ ba, ta bà ha.                  Án độ  ba độ ba, ta bà ha.

35/ Hãy viết thuộc lòng và dịch nghĩa đoạn vô đầu trong Qui Sơn Cảnh Sách: “ Phù nghiệp… thúc hốt tức vô”?

Phần âm

Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy

Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên  nhi cộng thành.

Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vi bội.

Vô thường lão bệnh bất dữ nhơn kỳ

Triêu tồn tịch vong, sát na dị thể

Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô

Phần nghĩa

Luận nối nghiệp chịu mình, chưa khỏi hình khổ,

Nhờ tinh thể cha mẹ nên vóc, mượn các duyên mạ tạo thành.

Tuy là bốn đại giúp nhau,  nhưng hằng trái nghịch.

Do đó mà vô thường, già, bệnh chẳng hẹn cùng người,

Sớm còn tối mất, giây phút qua  đời khác.

Ví như sương mùa xuân, sớm mai thoạt chút bèn tan.

 Lưu ý :  Trên là 35 câu hỏi đại cương, giúp cho giới tử ôn lại kiến thức trước khi thọ giới, tuy nhiên khi ra đề thi khảo hạch, Ban tổ chức có quyền thay đổi các bài chú, kệ, thiên oai nghi hoặc kinh tụng trong chương trình học mà Ban Tổ chức đã thông báo.

VI/ LUẬN.

  1. Hãy cho biết sự liên hệ giữa giới, định và huệ?
  2. Hãy cho biết ý nghĩa của Bát Kính pháp?
  3. Hãy cho biết lợi ích của sự giữ giới đối với người tu Phật ?
The post Bình Dương: Đề thi (hỏi –đáp) dành cho giới tử thọ giới Tỳ kheo Ni Đại giới đàn Minh Thiện 2019 appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.
Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Chùa Bảo Tạng (Q.12) trao 250 phần quà đến người nghèo và khuyết tật thị xã Bình Long

Chiều nay, ngày 22/11/2024, tại chùa Tân Minh (phường Phú Định, thị xã Bình Long, Bình Phước) HT.Thích Quảng Niệm, trụ trì chùa Bảo Tạng (Q.12, TP.HCM) cùng các Phật tử đã trao 250 phần quà trị giá 125 triệu đồng, đến các gia đình nghèo và người khuyết tật địa phương.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online