Sáng ngày 8-9 (24-7-Quý Mão), Tông phong tổ đình Niệm Phật (TP.Thuận An, tình Bình Dương) trang nghiêm tưởng niệm 21 năm ngày viên tịch của Tôn sư Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Huê (1923 – 2002).Thượng toạ Thích Minh Kính, Trụ trì chùa Đại Giác (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cùng chư Tăng bổn tự cũng đã trở về Tổ đình Niệm Phật để nhiễu Tháp, đảnh lễ Giác linh Hoà thượng Tôn sư.Trước giác linh đường, trong không khí thiêng liêng, thắm thiết nghĩa tình linh sơn pháp lữ, chư Tôn đức Tông phong pháp phái đã thành kính đối trước di ảnh của Trưởng lão Hòa thượng để dâng hương cúng dường Giác linh, đảnh lễ tri ân công đức cao dày của Ngài đã dành cho đạo pháp và dân tộc. Đồng thời, ôn lại cuộc đời và đạo hạnh của Hòa thượng Tôn sư.Sau các nghi thức tưởng niệm, đại chúng đồng vân tập về trước Bạch Liên Bảo Tháp nơi an trí Xá lợi Hòa thượng Tôn Sư, đảnh lễ Giác linh Hoà thượng và hữu nhiễu Bảo Tháp 3 lần nhất tâm cầu nguyện Tôn sư thượng phẩm thượng sanh, sớm hội nhập Ta Bà, tuỳ duyên hoá độ.Theo tiểu sử, Hòa thượng Thích Thiện Huê, thế danh Nguyễn Văn Lăng, sinh năm Quý Hợi 1923 tại xã Phú Cường, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương trong một gia đình sùng tín Tam Bảo. Ngài xuất gia năm 12 tuổi với Hòa thượng Thích Giác Ngọc tại chùa Linh Sơn Tiên Thạch núi Bà Đen Tây Ninh, được ban pháp húy là Quảng Lăng – Tín Huê thuộc dòng Tế Thượng đời thứ 45.Sau khi bổn sư viên tịch, với ý chí xuất trần và tâm nguyện truyền bá giáo lý Đại thừa đã thúc đẩy Hòa thượng hạ sơn đi nhiều nơi để tu học pháp môn Niệm Phật, sau đó Ngài gặp và cầu pháp với chân sư của pháp môn Tịnh độ là Hòa thượng Thích Trí Tịnh, được ban pháp hiệu Thiện Huê.Từ năm 1948, Ngài nhập chúng tu học tại Phật học đường Liên Hải (chùa Vạn Phước, Sài Gòn) do Hòa thượng Y chỉ sư sáng lập. Với kiến thức Phật học và sự tu hành tinh tấn một cách miên mật về Pháp môn trì danh niệm Phật, Ngài đã sớm trở thành một trong những rường cột để xiển dương pháp môn Tịnh Độ tại các tỉnh miền Đông lúc bấy giờ.Đến năm 1951, nghĩ đến việc truyền bá Phật pháp tại quê nhà, Ngài đã trở về quê hương Thuận An, Bình Dương khai sơn ngôi chùa đầu tiên với tên hiệu “Niệm Phật” do Hòa thượng Thích Trí Tịnh đặt cho để nói lên hạnh nguyện tu hành của Ngài.Bằng tâm nguyện trang nghiêm ngôi Tam bảo là trang nghiêm Tịnh Độ của chư Phật, Hòa thượng nguyện xây cất nhiều công trình cơ sở tự viện lớn với quy mô đại tòng lâm để làm nơi cho Tăng Ni, Phật tử tu tập như ngôi Liên Trì Tịnh Xá ở núi Thị Vải; Niết Bàn Tịnh Xá Vũng Tàu, Lạc Cảnh Tăng Xá Di Linh (nay là chùa Tánh Hải – Di Linh, Lâm Đồng) và Tu viện Bát Nhã (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).Trong quá trình hành đạo của mình, ngoài việc xây cất và trùng tu các ngôi tự viện trang nghiêm tú hảo với quy mô đồ sộ và kiến trúc độc đáo, Hòa thượng còn để lại nhiều công trình tầm cỡ về tượng Phật và pháp khí đạt nhiều kỷ lục tại Việt Nam để lại cho đời sau chiêm ngưỡng.
Tổ đường chùa Đại Giác
Khóa lễ Tụng kinh tại chùa Đại Giác
Bên trong bảo tháp xá lợi cố Hòa thượng
Trong trí nhớ của bao thế hệ Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước, Hòa thượng được biết đến với danh hiệu “Thầy niệm Phật”, là một vị chân tu dành hết cuộc đời cho lý tưởng hoằng pháp lợi sanh; xây dựng các ngôi tự viện, góp phần đào tạo Tăng tài và Phật tử hữu danh làm tốt đời đẹp đạo.Khi hóa duyên đã mãn, Hòa thượng thu thần thị tịch tại chùa Đại Giác (TP.HCM) vào ngày 24-7 năm Nhâm Ngọ (nhằm ngày 1-9-2002) – trụ thế: 80 năm, hạ lạp: 55 năm. Sau khi trà tỳ nhục thân Hòa thượng đã xuất hiện nhiều hạt xá lợi có hình dạng khác nhau, đặc biệt trong đó là hạt xá lợi có hình hoa sen 8 cánh màu trắng minh chứng cho sự đắc quả của một bậc chân tu, vì thế Ngài được hàng hậu thế tôn xưng là Bạch Liên Đại Sĩ.
Ngày 8/12, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã đến Việt Nam Quốc Tự, thăm và có buổi pháp thoại sâu sắc để sách tấn chư hành đang tham gia Khóa huân tu 10 ngày và Tăng Ni tham dự Khóa bồi dưỡng Trụ trì do Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức.
Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.
Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.