BR-VT: Lễ dâng y Kathina tại chùa Phước Hải

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 27/11/2023 (nhằm ngày 15 tháng 10 Quý Mão), Thượng toạ Thích Minh Hạnh - Uỷ viên HĐTS, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Phật giáo quốc tế tỉnh, Trụ trì chùa Phước Hải (phường Thắng Tam, Tp. Vũng Tàu) đã trang nghiêm cử hành lễ dâng y Kathina theo truyền thống Phật giáo Theravāda.


Quang lâm và tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Hoà thượng Hộ Chánh, Thành viên HĐCM Trung ương GHPGVN; HT Thích Huệ Trí, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Ban Tăng sự Trung ương, Trưởng ban BTS GHPGVN tỉnh BR-VT; Hoà thượng Thiện Pháp, Trưởng lão Hệ phái Phật giáo Nam tông Việt Nam, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai; Thượng toạ Thích Nhuận Nghĩa, Uỷ viên HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh BR-VT; Thượng toạ Giác Trí, Phó Trưởng ban kiêm Đặc trách Hệ phái Nam tông; cùng đông đảo chư Tôn thiền đức trong Thường trực BTS tỉnh và chư Tôn đức thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông các ngôi tự viện trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Kathina - theo tiếng Pàli không có nghĩa là y áo hay dâng y mà có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Trong tiếng Phạn, Kathina (viết là Kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo. Đại lễ dâng y được gọi như vậy là bởi vì đại lễ này kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng Phật tử. Đại lễ là sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí, thế nên, một người phát tâm cúng dường mà tâm nghĩ quá đơn giản thì người cúng dường cũng như người thụ thí thường khó làm cho sự bố thí đạt đến sự viên mãn. Đại lễ cũng mất đi ý nghĩa nếu thiếu những yếu tố của tâm thí, thời thí, vật thí, người thụ thí, và cung cách thí. Đại lễ dâng y Kathina bao hàm tất cả những điều đó nên mang ý nghĩa của sự bền vững, chặt chẽ, viên mãn.


Sau thời kinh Lễ bái Tam Bảo là nghi thức nhiễu Phật  (padakkhiṇakaraṇa) 3 vòng xung quanh ngôi chánh điện chùa Phước Hải. Đây là nghi thức bày tỏ sự cung kính, sự thương yêu, sự quý trọng như chúng ta thường nghe trong Kinh. Với mỗi vòng nhiễu các Đại thí chủ cho buổi lễ dâng y được trang trọng mời lên vị trí dẫn đầu. Vòng 1 là Thí chủ ông Nguyễn Thanh Uyên và bà Nguyễn Thị Lòn, Vòng 2 là các cô Nguyễn Thị Thanh Thi và Đặng Bích Trâm, Vòng 3 là mẹ con thí chủ Nguyễn Thị Hữu Duyên.


Buổi lễ dâng y được tổ chức trang trọng tại Phật điện. Trước thời lễ nhận sự thỉnh cầu từ Ban Nghi lễ chùa, các trưởng lão của Hệ phái đã thay chúng Tỳ kheo truyền Tam quy – Ngũ giới cho hàng Phật tử tại gia.

Trong lời tác bạch dâng cúng, Thượng toạ Minh Hạnh đã nhắc lại lời dạy của Đức Thế Tôn về hạnh hiếu. Chính vì lẽ đó, dù cha mẹ không dự vào hàng ngũ Chúng trung tôn, nhưng Thượng toạ vẫn thường xuyên động viên cha mẹ áp dụng lời dạy của Đức Thế Tôn trong cuộc sống hàng ngày. Và hơn 1 năm qua, Thượng toạ đã dành dụm Y và tịnh tài để dâng lên song thân hầu mong quý Ngài thực hiện ước nguyện dâng cúng Y Kathina lên hàng Tăng chúng như Bà Visakha vàTrưởng giả Sudatta.


Thay mặt chúng Tỳ kheo và đáp lời thỉnh cầu của của Hội chúng, Hoà thượng Thích Huệ Trí đã có thời pháp ngắn nói về công đức của việc dâng y Kathina. Trong thời pháp thoại, ngài đã dùng những hình tượng để giảng rõ hơn về hạnh hiếu, về mục đích của sự tu tập và 5 công đức của việc dâng y Kathina: Sống lâu (Āyu),  Có sắc đẹp đáng chiêm ngưỡng (Vaṇṇa), Thân và tâm được an lạc (Sukha), Thân và tâm có sức mạnh (Bala), Có trí tuệ sáng suốt (Paññā).

Y Kathina được ưu tiên trước những vị tuổi cao, những vị có nhiều hạ lạp hay những vị thiếu thốn, khó khăn. Nghi luật Phật cũng nêu rằng, các sư tăng chỉ thụ y sau khi thành tựu ba lần tác pháp yết ma với sự im lặng đồng thuận của tăng chúng. Nghi thức này để chứng tỏ sự đồng thuận trong chấp pháp của chư tăng và tri ân công đức bố thí của các tín đồ cúng dàng trong lễ dâng y. Sau khi trình bày những lý do theo luật Phật chế và trong sự hoan hỹ đồng thuận của đại chúng đúng pháp, Y Kathina được giao một vị tăng đón nhận và thực hiện theo 8 chi pháp được quy định.

Sau nghi lễ dâng y Kathina, Thượng toạ Minh Hạnh đã tổ chức cho Tăng đoàn Trì bình khất thực nhằm tạo điều kiện cho thiện nam, tín nữ gieo trồng và tăng trưởng thiện căn bằng nghi thức dâng vật phẩm cúng dường.

Trước đó vào lúc 8h30 Thượng toạ Bửu Hiền đã có bài pháp thoại về ý nghĩa của sự quy y và tu tập đến đại chúng.

 

Buổi lễ kết thúc lúc 11h30 cùng ngày.

Quảng Chuyên

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Ban Văn hóa Trung ương vấn an Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch và xin chỉ đạo

Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Định: Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn tổ chức hiến máu tình nguyện lần thứ 9

PSO - Sáng 10/11/2024 tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Tp. Quy Nhơn (tổ đình Minh Tịnh, 35 Hàm Nghi) Ban Trị sự Phật giáo Tp. Quy Nhơn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện lần thứ 9 “Giọt hồng từ bi”.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online