19/09/2019 06:47

Chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX: Luận bàn về vai trò của Phật giáo trong “Đoàn kết – Dân chủ – Đổi mới – Phát triển”


PSO – Trong không khí diễn ra Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2019 – 2024 với chủ đề “Đoàn kết – Dân chủ – Đổi mới – Phát triển”, diễn ra tại Hà Nội, từ ngày 18 đến 20/9/2019. Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo Đồng Tháp xin trích chủ đề của Đại hội nhiệm kỳ này, để luận bàn thêm vai trò của Phật giáo trong sứ mệnh đoàn kết, dân chủ, đổi mới và phát triển.

Quang cảnh Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX

Có thể nói rằng, hiếm ở nơi đâu trên hành tinh này, Phật giáo có một mối khăng khít với dân tộc như ở nước ta. Ngay trong thời kỳ dựng nước, Phật giáo chính là hơi thở, là điểm tựa về mặt tinh thần của người dân trong dựng xây bờ cõi, hàng trăm ngôi chùa có niên đại vài trăm năm là minh chứng cho thời kỳ này, trong đó có những ngôi chùa được ban sắc tứ bởi nhà vua, mặc nhiên thừa nhận Phật giáo là tôn giáo của dân tộc. Trong giai đoạn đất nước bị chiến tranh, Phật giáo chính là tôn giáo đồng hành cùng vận mệnh đất nước, hình ảnh các vị tu sĩ và chùa chiền luôn là biểu tượng của tinh thần yêu nước, và trở thành nét văn hóa dân tộc.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập trong thời kỳ thống nhất, khi đất nước chuyển mình đổi mới và hội nhập,  Phật giáo tiếp tục cho thấy vai trò của mình trong thời kỳ xây dựng , một Phật giáo nhập thế, cứu khổ ban vui cho toàn dân, nơi nào đồng bào cần, nơi nào Nhân dân thiếu…các vị tu sĩ và bà con phật tử luôn xuất hiện kịp thời.

Không phải ngẫu nhiên mà Phật giáo mang trong mình trọng trách đó, và cũng không ai đặt ra trọng trách đó cho tổ chức Giáo hội, mà chính nội dung giáo lý Đức Phật đã toát lên hương vị “cứu nhân độ thế”, giáo lý Đức Phật luôn xem các chúng sanh là bình đẳng, không phân biệt sắc tộc, màu da hay địa vị sang hèn.  Nhờ đó Phật giáo trở thành tổ chức tôn giáo lan tỏa đến mọi vùng miền ngỏ ngách của các quốc gia. Khuynh hướng này có sự gặp gỡ với các tổ chức đoàn hội trong  Mặt trận Tổ quốc, luôn xây dựng dân tộc thành một khối thống nhất, muốn như thế nên Mặt trận Tổ quốc luôn quan tâm đến từng đồng bào dân tộc, quan tâm đến mọi thành phần trong xã hội để qua đó xây dựng một khối dân tộc đoàn kết, không phân biệt, không chia rẽ.

Phật giáo cũng là tôn giáo có tính dân chủ rốt ráo, Đức Phật luôn đề cao vai trò cá nhân và quyền tự do tư tưởng ở mỗi người, Ngài tôn trọng sự khác biệt trong nhận thức, nhưng cũng thiết lập quy tắc giáo luật để tư tưởng mọi người không đi quá xa so với chân lý. Hệ thống luật tạng được Ngài chế định không chỉ áp dụng cho hàng tăng già mà ngay cả những người bình thường khác vẫn có thể tùy nghi sử dụng, nhưng giới luật ấy không phải để o ép con người vào những khuôn khổ khắc nghiệt, mà con người sẽ tìm thấy sự tự do, tìm thấy vai trò làm chủ của mình nếu thực hành tốt. Ngày nay khi toàn nhân loại đang hướng đến tính “dân chủ” trong đời sống, dường như Phật giáo rất phù hợp để dẫn dắt thực hiện xu hướng này, cũng là phù hợp với định hướng của Nhà nước ta trong thực thi quyền dân chủ của người dân, mà Mặt Trận Tổ quốc là cơ quan giám sát và quan tâm sâu sát nhất, là tiếng nói là quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

Bàn về đổi mới, có nghĩa là thay đổi cái cũ để chuyển mình sang cái mới, nhưng bản chất và mục tiêu phải được đảm bảo sự ổn định; Phật giáo cho thấy là tôn giáo làm tốt vấn đề này, là một tôn giáo cởi mở, tùy thuận chúng sanh nên Phật giáo luôn thay đổi  linh hoạt trong từng bối cảnh lịch sử để phù hợp với thời cuộc, nhưng sự thay đổi này Phật giáo luôn đảm bảo sự vững chắc về bản chất cốt lõi và mục tiêu giải thoát, cũng thế đối với mỗi tổ chức, mọi cộng đồng dân cư luôn vận hành theo xu thế chung của thế giới, do đo ở nước ta đòi hỏi các tổ chức từ Đảng, Nhà nước đến Mặt trận Tổ quốc vẫn phải tiếp tục đổi mới để phù hợp với xu thế, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc, với vai trò của mình, Mặt trận Tổ quốc đổi mới cũng chính là cách thức đảm bảo sự tồn tại, đổi mới để thích ứng.

Với các tiêu chí xây dựng tính đoàn kết, tính dân chủ, tính đổi mới để cuối cũng  mong mõi đạt đến là sự phát triển, đưa con người và dân tộc đến sự thịnh vượng, văn minh tiến bộ. Phật giáo cũng không ngoài mục tiêu này. Hy vọng trong nhiệm kỳ mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục giữ vững vai trò của mình, xứng đáng là Tổ chức giám sát hoạt động, là tiếng nói, là quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Chúc Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thành công tốt đẹp, một nhiệm kỳ mới đầy niềm tin và thành tựu!

Ban TT-TT Phật giáo Đồng Tháp

The post Chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX: Luận bàn về vai trò của Phật giáo trong “Đoàn kết – Dân chủ – Đổi mới – Phát triển” appeared first on Phật Sự Online Miền Tây.

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online