Con người thật của ta

Nghe đọc bài:

Sống trên cuộc đời này, ta thường thấy và nghĩ về “cái tôi”. “Cái tôi” hay “ngã” hoặc “bản ngã” thường được xem là con người thật của ta. Nghe ai đó nói với ta rằng “cái tôi” không có thật là ta giãy nãy lên liền, thế ai đang sống và nói chuyện đây? “Cái tôi” thường được xem là một thực thể tuyệt đối tồn tại mãi mãi theo suốt một người, thậm chí là linh hồn sống vĩnh viễn mãi mãi.

Thế nhưng triết lý Phật giáo lại cho rằng không có “cái tôi hay bản ngã” theo ý nghĩa của một cái gì đó vĩnh cửu, không thể tách rời, tự trị trong một sự tồn tại cá nhân, những gì chúng ta nghĩ là bản ngã hay “cái tôi” chỉ là một kinh nghiệm tạm thời. Nói theo nhà Phật, cái mà người ta hiểu lầm là cái tôi thật ra chỉ là tập hợp của ngũ uẩn bao gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Người theo đạo Phật thường “quán pháp” chỉ gồm có sắc, thọ, tưởng, hành, thức để thấy rất rõ nó là vô ngã và vô thường.

Vô ngã là triết lý cốt lõi của Phật giáo. Vô ngã còn là một trong ba dấu ấn (Tam pháp ấn) của giáo lý Phật giáo, bao gồm: Khổ, Vô thường và Vô ngã. Nếu phát triển sự khôn ngoan và tu tập đạt sự giác ngộ, con người sẽ hết dấu ấn thứ ba là Khổ và trải nghiệm Niếtbàn. Theo Phật giáo, vô ngã là tiến trình tu tập giúp tâm không còn chấp trước vào mọi sự vật, hiện tượng gây khổ đau và phiền não cho bản thân và mọi người.

Tại sao ta phải thực hành vô ngã? Bởi vì nguyên nhân của mọi đau khổ trên thế gian này đều đến từ việc chấp vào cái ngã giả tạm trong thế giới hiện tượng vô thường. Học thuyết vô ngã cho ta biết rằng bởi vì chúng ta tin chúng ta là một “thực thể độc lập” và thường hằng không thay đổi, chúng ta sẽ rơi vào bám chấp, tham ái, ghen tuông và thù hận… từ đó sinh ra bất hạnh, khổ đau, phiền não.

Trong kinh Vô ngã tướng, Đức Phật nói với các vị Tỳkheo: “Này các thầy, như thế tất cả những gì thuộc sắc thân quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là sắc thân cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: ‘Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta’.

Cũng thế, tất cả những gì thuộc thọ, tưởng, hành và thức quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả những gì là thọ, tưởng, hành, thức, cần phải được nhận định theo chánh trí huệ, đúng như thật: ‘Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta’”.

Trong sách “Những gì Đức Phật giảng dạy”, nhà nghiên cứu Phật giáo Walpola Rahula viết: “Theo lời dạy của Đức Phật, ý tưởng về một bản ngã là một niềm tin tưởng tượng, giả tạo không có, nó tạo ra những tư tưởng độc hại về bản thân, ích kỷ, tham ái, hận thù, các phiền não, và các vấn đề khác”.

Khoa học nhìn thấy con người thật của ta ra sao?

Qua hình dạng của con người, khoa học có cái nhìn tổng quát như sau:

Cấu tạo chung của con người rất giống với cấu tạo của động vật có xương sống. Con người tương tự các loài thú ở những đặc điểm: có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ. Đặc điểm khác nhau giữa người và động vật là con người có tư duy, có tiếng nói, có chữ viết, đi bằng hai chân, nhờ não phát triển đặc biệt.

Cơ thể người gồm ba phần: đầu, thân và tứ chi, và gồm sáu hệ cơ quan:

– Hệ vận động: cơ và xương, nhằm nâng đỡ vận động cơ thể;

– Hệ tiêu hóa: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào;

– Hệ tuần hoàn: tim và mạch máu, vận chuyển, giúp máu lưu thông;

– Hệ hô hấp: phổi và ống dẫn khí, trao đổi khí giữa môi trường trong với môi trường ngoài của cơ thể;

– Hệ bài tiết: thận, bàng quang…, bài tiết những chất không cần thiết ra ngoài cơ thể;

– Hệ thần kinh: não và các dây thần kinh, tuỷ sống…, điều khiển mọi hoạt động có ý thức của các cơ quan, ngoài ra còn điều hoà các hoạt động vô ý thức…

Nhìn sâu hơn một chút, khoa học còn nhìn thấy các cơ quan trong cơ thể người chỉ là các mô và các tế bào đủ loại. Nhưng sâu hơn nữa, vi tế hơn nữa, khoa học nhìn thấy các mô, các tế bào lại được cấu tạo từ những thứ nhỏ hơn rất nhiều là nguyên tử.

Ngày nay, khoa học đã nhìn thấy con người thật của ta chỉ là tập hợp các nguyên tử. Có tới khoảng 7.000.0 00.000.000.000.000.000.000.000 (tức7x1027) nguyên tử trong cơ thể của bạn đó nhé!

Các nguyên tử tạo nên con người thật của ta chiếm số lượng lớn thuộc các nguyên tố: hydro, oxy, carbon, nitrogen. Nguyên tử chiếm số lượng lớn nặng nhất trong cơ thể chúng ta là oxy, chiếm khoảng 65% khối lượng cơ thể. Các nguyên tử oxy tồn tại chủ yếu dưới dạng phân tử nước, kết hợp với nguyên tử hydro nhẹ hơn. Khoảng 50-70% cấu trúc sinh học của chúng ta được cấu tạo từ nước. Con người thật chúng ta còn có các nguyên tử thuộc các nguyên tố khác như: lưu huỳnh, sắt, iod, mangan, đồng, kẽm…

Mỗi khi bạn ăn, uống hoặc hít thở, bạn đang hấp thụ các nguyên tử từ bên ngoài vào trong cơ thể và sẽ trở thành chính ta. Chúng ta cũng giải phóng các nguyên tử ra khỏi cơ thể hàng ngày, trên thực tế khoảng 98% các nguyên tử trong cơ thể được thay thế bằng các nguyên tử mới mỗi năm. Điều đó có nghĩa là bạn thật sự là một người mới hoàn toàn khi đón mừng năm mới đấy. Chúng ta trao đổi các nguyên tử với không khí, với những đám mây, dòng sông, cây cối, hoa quả, côn trùng và động vật v.v. Chúng ta thu nạp năng lượng mỗi ngày, nhờ vào 100% từ năng lượng mặt trời.

Một điều nghịch lý là mặc dù cơ thể chúng ta tự làm mới chính nó liên tục, ở cấp độ sâu nhất chúng ta lại là những sinh vật vũ trụ cổ đại. Bởi vì, mỗi nguyên tử mà bạn đang sở hữu có thể có hàng tỷ năm tuổi. Như nguyên tử hydro, chiếm hơn một nửa số nguyên tử trong cơ thể bạn, nó có thể được hình thành trong thời kỳ Big Bang (hơn 13 tỷ năm trước) hoặc thời kỳ các ngôi sao khổng lồ nổ tung khoảng 5 đến 12 tỷ năm về trước, trước khi hành tinh và hệ mặt trời của chúng ta được hình thành.

Với cái nhìn vi tế của khoa học như trình bày ở trên thì con người thật của ta là “vô ngã” và cả “vô thường”. Vô ngã vì con người thật của ta chỉ là tập hợp hàng tỷ tỷ nguyên tử mà thôi và “vô thường” vì các nguyên tử ấy luôn được đổi mới. Từ giáo lý Duyên khởi của Phật giáo, ta có thể hiểu mọi sự vật đều do nhân duyên, do kết hợp của nhiều sự vật, hoàn cảnh, nguyên nhân… Từ đó, cái gọi là linh hồn, là không thật, là vô thường.

Quan niệm vô ngã trong tư tưởng Phật giáo không phải giúp con người đi đến cái nhìn cực đoan “không có cái gì hết”. Mà hiểu “vô ngã” là để con người thấu hiểu “cái tôi” mình nghĩ đến bấy lâu thật ra là ảo tưởng, dẫy đầy tham sân si, hệ lụy đến khổ não của kiếp người, nguyên ủy là vô minh. Vô ngã là sự giải thoát khỏi “cái tôi” đó.

Trong kinh Phật có câu này: “Thân này chẳng phải là Ta, chẳng phải của Ta, chẳng phải tự ngã của Ta”.

Nhiều Phật tử đã quán câu nói đó để thấu triệt, mục đích là để thấy được thân này đúng là chẳng phải Ta, chẳng phải của Ta, chẳng phải tự ngã của Ta. Thử nghĩ thân ta, thứ đem đến cho chúng ta hỉ, nộ, ái, ố…, chỉ là tập hợp hàng tỷ tỷ nguyên tử và luôn đổi mới xem sao nhé?

Nguyễn Hữu Đức

Download Android Download iOS
Yên Bái: Phân ban Phật tử dân tộc TƯ khởi công xây dựng 2 căn nhà Đại đoàn kết

Sáng ngày 12/10/2024 (10/9 Giáp Thìn), Phân ban Phật tử dân tộc Trung ương (PTDT TƯ) phối kết hợp với BTS GHPGVN tỉnh Yên Bái khởi công xây dựng 2 căn nhà Đại đoàn kết cho gia đình người đồng bào tại phường Hồng Hà, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái,

Đặc tính tư tưởng của thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam

Với phương châm “tùy duyên nhi bất biến, bất biến nhi tùy duyên” Đạo Phật nói chung và Thiền phái Lâm Tế khi truyền vào Việt Nam cũng thể hiện rõ tinh thần đó. Sự tiếp biến văn hóa, sự tiếp nhận có chọn lọc đã làm cho Thiền phái Lâm Tế ở Việt Nam ăn sâu bám rễ và hòa quyện cùng văn hóa bản sắc dân tô

Yên Bái: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng khởi công xây dựng 7 ngôi nhà Từ Bi và trao 400 phần quà đến đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Ngày 11/10/2024,phái đoàn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng đã bắt đầu thực hiện chương trình “Chia sẻ khó khăn sau bão lũ” tại tỉnh Yên Bái, bằng hoạt động trao 400 phần quà đến đồng bào và khởi công xây dựng 5 căn nhà Từ Bi, với tổng kinh phí 700 triệu đồng.

Hà Nội: Chùa Quán Thế Âm tổ chức khoá tu mùa Thu “Tìm chút bình yên”

PSO - Tại chùa Quán Thế Âm (Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra hai ngày khoá tu mùa Thu từ ngày 5 - 6/10/2024 với chủ đề “Tìm chút bình yên“ cho 200 bạn sinh viên đến từ các trường Đại học khác nhau do sư Thầy Thích Diệu Quang - Trụ trì chùa Quan Thế Âm tổ chức.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online