Đà Nẵng: Đoàn Phật giáo Thái Lan chùa Phra Dhammakaya đến thăm chùa Tam Bảo

PSO - Chiều ngày 24/04/2023, đoàn chư Tăng và Phật tử chùa Phra Dhammakaya (Thái Lan) đã đến thăm chùa Tam Bảo, ngôi Tổ đình Phật giáo Nam tông tại miền Trung.

Thân mật tiếp phái đoàn tại ngôi Chánh điện chùa Tam Bảo có: HT. Thích Pháp Cao - Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương, Chứng minh BTS GHPGVN TP. Đà Nẵng; ĐĐ. Thích Pháp Hiếu - Phó chánh Văn phòng Ban Thông Tin Truyền Thông Trung ương - Uỷ viên ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN, Uỷ viên Hội Hữu nghị Việt Nam - Thái Lan TP. Đà Nẵng, trụ trì chùa Tam Bảo.

Phái đoàn Phật giáo Thái Lan có: TT. PraMaha Surat Akkaratano – Trưởng bộ phận AEC, thuộc bộ phận Quốc tế chùa Dhammakaya Thailand (hợp tác Quốc tế các nước Việt Nam, Lào, Cambodia, Myanmar) cùng các thành viên trong đoàn.

Trong buổi tiếp đón phái đoàn, HT. Thích Pháp Cao gửi lời thăm hỏi và chào mừng đến sự quang lâm quý báu của phái đoàn Phật giáo Thái Lan.

Tiếp đến, ĐĐ. Thích Pháp Hiếu đã giới thiệu đến phái đoàn về lịch sử chùa Tam Bảo TP. Đà Nẵng, ngôi Tổ đình Phật giáo Nam tông tại miền Trung từ năm 1953. Nơi lưu dấu nhiều kỷ niệm do Hoàng gia Thái Lan dâng cúng vào năm 1953 và 2010 như: 2 tủ Kinh sách Tam tạng Pali Thái, bộ Bàn cúng lễ Tam Bảo, Pháp tọa sơn son thép vàng và tấm Bia kỷ niệm của Quốc vương Thái Lan H.M.King Bhumibol Adulyadej dâng Y Kathina tại chùa Tam Bảo, ngày 14/11/2010 đến nay tròn kỷ niệm 13 năm.

Kỷ vật Việt Nam - Thái Lan đặc biệt nhất là Tàng Kinh Lá Buông là những bài Kinh Vấn đáp giảng pháp cho Hoàng gia Thái Lan do Đức Trưởng Lão Hòa thượng Giới Nghiêm, Tổ sư khai sơn mang về Việt Nam. Tàng Kinh Lá Buông Pali Thái này do Hoàng gia Thái Lan dâng cúng được bảo quản tại chùa Tam Bảo từ năm 1953 đến nay. Qua nghiên cứu, bộ Kinh Lá Buông này được khắc bằng tiếng Pali trên nền chữ viết tiếng Thái xưa bao gồm 18 tuyển tập (Bó), 3600 bảng Lá Buông, có kích thước đều nhau bề ngang và bề dài 4.5x54 mm có niên đại Phật lịch lần lượt vào các năm 2470-2493 (dương lịch 1927-1950). Nội dung bộ Kinh bao gồm tuyển tập các lời dạy của Đức Phật bằng tiếng Pali và giảng giải nghĩa bằng tiếng Thái xưa về các chủ đề Tam Bảo (Tiratana), Giới (Sila), Định (Samathi), Tuệ (Panna), Thiền Định (Samatha), Thiền Quán (Vipasssana), Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta) để thuyết pháp cho Hoàng gia Thái Lan tại Hoàng cung. Các đề tài thuyết pháp cho Hoàng gia Thái Lan tại Hoàng cung được khắc trên kinh Lá Buông là các bài giảng cao cấp dành riêng cho Hoàng gia nên chữ viết rất rõ nét tỉ mỉ, đến nay dù đã trải qua thời gian dài gần 100 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn.

Trong quá trình tu học, chư Tăng và Phật tử chùa Tam Bảo đã dựa trên nền tảng giáo lý của Phật giáo Nam tông được khắc trên Kinh Lá buông để vận dụng vào đời sống tu tập của mình, trong đó đáng chú ý là các bài giảng vấn đáp về các phương pháp tu tập Tam Bảo (Tiratana), Giới (Sila), Định (Samathi), Tuệ (Panna), Thiền Định (Samatha), Thiền Quán (Vipasssana) hằng ngày để thân tâm được thanh tịnh, an lạc trong luật nghi của bậc xuất gia. Đồng thời, chư Tăng trùng tụng các bài kinh Pháp Học và Pháp hành này vào các dịp lễ lớn như Vesakkha Puja (Lễ Tam Hợp), mùa An cư 3 tháng (Vassa), lễ Dâng Y (KathiNa).

Một trong các giáo lý đặc thù của Phật giáo Nam tông được các nhà Sư rèn luyện mỗi ngày thông qua các bài kinh về Tạng Vi Diệu Pháp được khắc hoạ và giảng dạy khá chi tiết trong các bảng kinh Lá Buông, bao gồm: 1 - Dhammasaṅgaṇi (Bộ Pháp Tụ), 2- Vibhaṅga (Bộ Phân Tích), 3- Dhātukathā (Bộ Chất Ngữ), 4- Puggalapaññatti (Bộ Nhơn Chế Ðịnh), 5- Kathāvatthu (Bộ Ngữ Tông) 6- Yamaka (Bộ Song Ðối), 7- Paṭṭhāna (Bộ Vị Trí).

Một số bảng kinh Lá Buông Pali Thái ghi rõ các bài giảng Phật Pháp đến Đức Vua và Phật tử vào các ngày lễ trọng như lễ Sám hối (lễ Bố-tát) 30 và 14 âm lịch hằng tháng, Lễ Magha Puja (lễ Rằm tháng Giêng), lễ Vesakha Puja (lễ Phật Đản) tu tập Thọ Hạnh đầu đà trọn đêm không ngủ, học Phật pháp và thiền định, hướng đến chứng ngộ giải thoát sanh tử, đoạn trừ phiền não, chứng ngộ Niết bàn. Nổi bật với chương trình vấn đáp Phật pháp giữa các nhà Sư để làm sáng tỏ các triết lý Phật học uyên thâm, nền tảng Giới Luật của Đức Phật tuyên thuyết vào ngày Đại Hội chư Thánh Tăng Rằm tháng giêng hằng năm. Các ngày lễ truyền thống đặc thù này luôn được Phật giáo Nam tông TP. Đà Nẵng duy trì đến ngày hôm nay.

Ngoài ra, có một số bảng Kinh Lá Buông ghi rõ các bài giảng Phật pháp về Hạnh Phúc kinh (Mangala Sutta) được ghi chép giảng giải rất chi tiết về 38 pháp tu tập, do đó, để ứng dụng vào đời sống cư sĩ tại gia. Chư Tăng phải thuờng xuyên trau dồi và giảng dạy khuyến tấn đầy đủ đến các Phật tử vào các ngày Bố-tát và các dịp thuyết pháp trực tiếp hoặc vấn đáp.

Những kỷ vật tâm linh Phật giáo Việt Nam - Thái Lan xưa thắm tình hữu nghị đã đem đến cho các bạn Thái Lan sự cảm mến, gần gũi, yêu thương đất Việt như trở về ngôi nhà Phật giáo tại quê hương. TT. PraMaha Surat Akkaratano – Trưởng đoàn cùng quý chư Tăng, Phật tử Thái Lan vô cùng xúc động hoan hỷ, quý Ngài đã cùng nhau trùng tuyên bài kinh Dhammacakkappavattana Sutta (Kinh Chuyển Pháp Luân) được khắc trên Kinh lá Buông Pali Thái Xưa cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hoà bình, chúng sanh an lạc. Thượng tọa thể hiện sự vui mừng khi đến thăm Việt Nam đặc biệt là chùa Tam Bảo nơi có nhiều dấu ấn lịch sử hữu nghị Phật giáo Việt Nam - Thái Lan. Chuyến thăm lần này, với mục đích tăng cường, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị thân thương giữa Phật giáo hai nước.

Dịp này, trong niềm hoan hỷ an lạc thiền định và thiền hành, đoàn Thái Lan chùa Dhammakaya đã cúng dường đến chư Tăng chùa Tam Bảo (Đà Nẵng), chùa Nam Quang (Hội An), chùa Thái Bình (TX. Điện Bàn) các xá lợi Phật, Pháp Y Tứ Sự và 300 ngọn Đèn ánh sáng Phật pháp để thắp lên diễu hành mừng mùa lễ Phật Đản Vesak 2567.

Phật tử Thái Lan Suporn Maneevathpan đã chia sẻ: "Mến chào các bạn, chúng tôi là Phật tử đến từ Thái Lan. Hôm nay chúng tôi rất hạnh phúc khi đến chùa Việt Nam. Đây là Lần đầu tiên chúng tôi đến chùa Tam Bảo thành phố Đà Nẵng làm lễ cúng dường. Chúng tôi rất biết ơn Thầy trụ trì và quý Sư đã tạo duyên lành phước báu cho chúng tôi cúng dường xá lợi Đức Phật, Pháp y, mật ong, Tứ Sự đến chư tăng. Thật vô cùng hoan hỷ".

Tin và ảnh: PB TT-TT PGNTK TƯ

Download Android Download iOS
Cầu quốc thái dân an  Phật tử  Quán Sứ tụng kinh Dược Sư

Thứ 6 ngày 25/10/2024 tức 23/9/ Giáp Thìn tại  Tam Bảo chùa Quán Sứ ( 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội), Câu lạc bộ Thanh thiếu niên Phật tử Quán Sứ đã trọng thể tổ chức lễ vía Phật Dược Sư, chính điện được tôn trí  7 pho tượng Dược Sư,  trang hoàng rực rỡ nến hoa tươi và thiết lập đồ lễ dâng cúng.

Tác động của Tăng đoàn Phật giáo đến tôn giáo và xã hội Ấn Độ thời Đức Phật

Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, Tăng đoàn Phật giáo đã làm lung lay chế độ đẳng cấp, bất công xã hội, phân biệt giới tính, cuồng tín tôn giáo… Trên nền tảng đó, suốt hơn 2.600 năm qua, Tăng chúng tiếp tục là những người tiên phong thúc đẩy cải cách xã hội tại các quốc gia mà Phật giáo có mặt, vì hạnh phúc và lợi lạc cho loài người.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online